Ho là tình trạng nhiều người gặp cả ở trẻ em và người lớn. Tìm hiểu ngay 7 mẹo giúp giảm ho hiệu quả ngay tại nhà với các nguyên liệu tự nhiên dễ làm mà hiệu quả.
Ho nhiều và kéo dài làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống
Triệu chứng ho là gì?
Ho là cách mà cơ thể của chúng ta phản ứng lại khi gặp phải những kích thích ở trong cổ họng hoặc đường hô hấp của mình. Ho có nhiều kiểu có thể khò khè, ho khan, có đờm đặc hoặc có thể các ho cấp hoặc mãn tính.
Ho là quá trình đẩy không khí ra ngoài phổi qua nắp thanh quản để ra khỏi cơ thể. Ho tạo ra một luồng không khí mạnh để loại bỏ các chất kích thích đang xâm nhập đường hô hấp của bạn.
Thông thường, triệu chứng ho không gây ra đau nhưng có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu hoặc làm phiền gây mất tập trung tới người xung quanh.
Thi thoảng xuất hiện cơn ho là tình trạng bình thường không quá đáng ngại. Tuy nhiên, nếu như ho kéo dài quá hai tuần hoặc ho kèm theo đờm đặc, đờm có máu thì đây là dấu hiệu bạn gặp phải vấn đề về sức khoẻ. Hãy chú ý theo dõi để giúp giảm biến chứng khi mắc bệnh.
Nguyên nhân thường gặp gây ra ho
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra ho
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra ho bao gồm:
Nhiễm vi rút
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ho là nhiễm trùng đường hô hấp, như cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Ho cũng là một triệu chứng chính khi nhiễm Covid-19. Ho mãn tính cũng là một trong các triệu chứng đặc trưng của hội chứng hậu Covid-19.
Nhiễm trùng đường hô hấp do virus thường kéo dài trong 1 tới 2 tuần. Nếu muốn khắc phục ho bằng việc sử dụng các loại thuốc kháng virus thì cần sử dụng trong 2 ngày đầu tiên bắt đầu xuất hiện triệu chứng mới đem lại hiệu quả rõ ràng.
Hen suyễn
Nguyên nhân khá phổ biến gây ra ho ở trẻ nhỏ là bệnh hen suyễn. Cơn ho do hen suyễn thường kèm theo thở khò khè nên rất dễ phát hiện.
Khi gặp các đợn kịch phát hen suyễn thì cần chú ý điều trị bằng cách dùng thuốc mở đường thở. Trẻ bị hen suyễn có thể khỏi bệnh khi lớn hơn có hệ miễn dịch hoàn thiện.
Chảy dịch mũi sau
Khi mũi hoặc xoang tiết ra quá nhiều chất nhầy, chúng có thể chảy xuống phía sau cổ họng và kích hoạt cơn ho. Đây gọi là hội chứng ho do viêm đường hô hấp trên.
Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn gây ho có thể cần sử dụng thuốc kháng sinh
Cơn ho kéo dài có thể do trẻ nhiễm vi khuẩn gây ra viêm phổi, viêm phế quản. Kèm theo ho có thể xuất hiện sốt cao, chảy nước mũi.
Để điều trị ho nguyên nhân từ nhiễm vi khuẩn thì cần thăm khám bác sĩ và sử dụng đúng loại và liều lượng thuốc bác sĩ đã kê. Các trường hợp uống thuốc kháng sinh cần chú ý uống đủ ngày để tránh tình trạng “kháng kháng sinh” vô cùng nguy hiểm.
Nguyên nhân khác
Một số tình trạng khác có thể gây ho bao gồm:
- Viêm dây thanh quản.
- Một số loại bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, ho gà, viêm thanh quản.
- Trào ngược dạ dày thực quản.
7 Mẹo từ tự nhiên giảm ho hiệu quả
Có thể áp dụng một số mẹo từ các nguyên liệu có sẵn tại nhà để giúp làm dịu cổ họng, giảm ho đơm gỉan và hiệu quả.
1. Sử dụng mật ong giảm ho
Mật ong có tác dụng giảm ho vô cùng hiệu quả
Uống mật ong được xem là một cách hiệu quả giúp giảm ho cho người lớn và trẻ nhỏ. Bởi mật ong giúp bao phủ cổ họng và làm dịu lớp màng nhầy đang bị kích thích nên giúp giảm ho ngứa họng hiệu quả.
Trên thực tế, vào năm 2010 nhà khoa học đã thử nghiệm lâm sàng tác dụng của mật ong cùng với một loại thuốc ho chứa dextromethorphan đối với chứng ho đêm ở trẻ nhỏ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong có tác dụng giảm triệu chứng ho tốt hơn sử dụng thuốc ho.
Mật ong giúp giảm ho đêm và cải thiện giấc ngủ khá hiệu quả
Cách dùng mật ong giảm ho:
- Uống trực tiếp từ 1 – 2 thìa cà phê mật ong, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
- Pha mật ong cùng nước trà ấm để uống, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
- Pha mật ong, nước cốt chanh với nước ấm uống, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.
Đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, để phòng ngừa nguy cơ ngộ độc, bố mẹ không nên cho bé dùng mật ong.
2. Dung dịch quất hấp đường phèn giảm ho
Quất có tác dụng tiêu đờm hiệu quả
Quất là loại quả có tính mát, vị chua nhưng không quá gắt. Theo y học cổ truyền, quả quất giúp tiêu đờm và giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả.
Y học phương Tây thì cho biết, quất chứa nhiều loại chất chống oxy hoá, trong đó có proanthocyanidins. Do đó, quất có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn, hỗ trợ giảm ho.
Cách giúp giảm ho bằng quất hấp đường phèn:
- Bước 1: Sử dụng từ 10 – 15 quả quất, rửa sạch, cắt đôi và loại bỏ hạt
- Bước 2: Cho quất cùng lượng đường phèn vừa phải hấp cách thuỷ trong 30 phút.
- Bước 3: Khi có được hỗn hợp giống siro thì uống mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê nước quất.
Lưu ý: Quất không được khuyên dùng cho những người bị bệnh đau dạ dày. Có thể kết hợp với súc miệng bằng nước muối để giúp giảm đau họng, giảm ho hiệu quả.
3. Mẹo giảm ho tại nhà bằng củ cải trắng
Củ cải có vị ngọt, hơi cay và đắng có thể giúp long đờm giảm ho
Theo Y học cổ truyền, củ cải trắng có vị ngọt, hơi cay và đắng. Đây là vị thuốc được dân gian ta từ lâu áp dụng để trị ho, long đờm,…
Các nhà khoa học cũng nghiên cứu và cho biết trong củ cải trắng có chứa nhiều loại chất dinh dưỡng có lợi đối với sức khoẻ như: protid, glucid, photpho, sắt, vitamin B1, vitamin C,…
Cách giúp dịu cơm ho bằng các bài thuốc dùng củ cải trắng:
Củ cải trắng mật ong
Bước 1: Rửa sạch củ cải trắng, thái lát mỏng
Bước 2: Ngâm củ cải cùng mật ong, đường phèn với lượng vừa đủ trong 1 cái bát.
Bước 3: Đổ nước lọc xâm xấp vào bát, hấp cách thuỷ trong 15 phút
Bước 4: Khi củ cải đã chín, bạn ăn củ cải và nước mỗi ngày 2 lần, trong ít nhất 3 ngày.
Củ cải trắng đường phèn
Bước 1: Rửa sạch củ cải trắng, bỏ vỏ, thái sợi.
Bước 2: Trộn củ cải trắng cùng đường phèn cho vào hũ thuỷ tinh sạch.
Bước 3: Để hũ thuỷ tinh qua đêm rồi chắt lấy nước uống
Nên dùng liên tục trong 3 ngày để giúp giảm ho hiệu quả ngay tại nhà.
Chú ý: Không nên ăn quá nhiều củ cải trắng bởi có thể gây rối loạn tiêu hoá. Bà bầu chỉ nên ăn củ cải trắng 1 – 2 lần/tuần vì có thể gây lợi tiểu.
4. Nước chanh đào mật ong – Khắc tinh của ho và đau họng
Chanh đào mật ong giúp giảm đau họng, hỗ trợ giảm ho
Chanh đào là loại quả có vị chua, tính mát giúp hỗ trợ trừ ho, giảm đau họng. Loại chanh này thường được thu hoạch vào tháng 8 hằng năm. Khi chín, chanh có vỏ mỏng, ruột màu hồng đào và mọng nước.
Mỗi trái chanh đào có chứa vitamin A, B1, B2 đặc biệt hàm lượng vitamin C rất cao. Có một số bài thuốc ho có chứa thành phần từ thiên nhiên này.
Mẹo giảm ho bằng nước chanh đào mật ong
Nguyên liệu:
- 1 kg chanh đào
- Mật ong 1 lít
- Đường phèn 0,5kg
Cách làm
- Bước 1: Rửa sạch chanh đào, ngâm nước muối, để ráo nước và thái lát mỏng.
- Bước 2: Đập nhỏ đường phèn, cứ mỗi lớp chanh đổ một lớp đường phèn. Tới khi nào hết chanh đường thì đổ lên trên mật ong.
Ngâm hỗn hợp chanh đào mật ong từ 3 – 6 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi khi ho bạn nên sử dụng đều đặn mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa uống chậm để dịu cổ họng giảm ho.
5. Cỏ xạ hương – Thảo dược giúp giảm ho và giảm đau rát họng hiệu quả
Cỏ xạ hương được đưa vào nhiều bài thuốc trị bệnh về hô hấp
Cỏ xạ hương (Thyme) là một loại thảo dược quý ở phương Tây. Từ xa xưa cỏ xạ hương đã từng được sử dụng để chữa một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, trị các vấn đề về tiêu hoá, ho cúm.
Ngày nay, y học hiện đại ứng dụng cỏ xạ hương vào để điều trị giúp giảm ho hiệu quả, đồng thời dược liệu này cũng giúp hỗ trợ trị cảm lạnh, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn.
Trong cỏ xạ hướng chứa tinh dầu thơm có tác dụng giảm ho, chống co thắt phế quản, giúp hỗ trợ tiết chất nhầy đường hô hấp dịu đau rát họng hiệu quả.
Các dùng cỏ xạ hương để giảm ho:
Cỏ xạ hương có thể sử dụng dưới dạng:
- Trà: Lấy một muỗng cà phê lá xạ hương khô hoặc 2 muỗng lá tươi hãm trong phích nước nhỏ 300ml. Sau đó đổ trà ra cốc có thể uống kèm theo mật ong cho dễ uống hơn. Mỗi ngày nên uống 3 lần, mỗi lần 100ml.
- Sắc lá khô uống: Cỏ xạ hương đôi khi sẽ được kết hợp cùng một số dược liệu khác trong điều trị ho do bệnh về hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen,…). Cách sắc thuốc sẽ tuỳ thuộc hướng dẫn của thầy thuốc.
6. Dung dịch húng chanh hấp đường phèn giúp giảm ho hiệu quả
Húng chanh có vị cay tính ấm giúp chữa ho hiệu quả
Theo y học cổ truyền, húng chanh có vị cay, tính ấm, có mùi thơm giúp chữa viêm họng, giảm cảm và chữa ho hiệu quả. Húng chanh được áp dụng nhiều vào các bài thuốc chữa ho cho cả trẻ em và người lớn.
Cách dùng húng chanh khi bị ho:
Bước 1: Rửa sạch lá húng chanh bằng nước đun sôi để nguội, thái nhỏ
Bước 2: Cho húng chanh vào bát cũng đường phèn vào bát chưng cách thuỷ trong 20-30 phút.
Khi bị ho, bạn nên chịu khó uống dung dịch húng chanh đường phèn mỗi ngày 2 – 3 lần sẽ giúp giảm ho nhanh chóng và hiệu quả.
7. Sử dụng combo hô hấp khoẻ của Vitatree
Sử dụng các dược liệu hay quả từ tự nhiên có tác dụng giảm ho, tuy nhiên quy trình thực hiện sẽ cần nhiều thời gian. Nếu như bạn quá bận rộn, khi bị ho có thể tham khảo sử dụng combo cho hô hấp khoẻ mạnh của Vitatree. Bộ đôi sản phẩm bao gồm:
- Xịt họng keo ong Vitatree: với thành phần keo ong thiên nhiên với mật ong Manuka giúp dịu cảm giác đau rát họng, hỗ trợ giảm ho hiệu quả. Mỗi khi ho, bạn có thể xịt trực tiếp vào khoang miệng, khoang họng mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 2 – 3 nhịp. Xịt họng keo ong có thể sử dụng cho trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở lên và người lớn.
- Viên uống bổ phổi Vitatree Lung Detox: Sản phẩm kết hợp các loại thảo dược gồm xuyên tâm liên, rễ cây hoàng kỳ, tỳ bà diệp và cỏ xạ hương đều rất tốt cho hô hấp. Sự kết hợp hài hoà này giúp thải độc phổi, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ho. Sản phẩm sử dụng cho người trưởng thanh, mỗi ngày nên uống 1 – 3 viên sau ăn.
Thông tin chi tiết xem tại: Xịt keo ong Vitatree - Bổ phổi Vitatree Lung Detox