Cảnh báo sự nguy hiểm của bệnh thận và cách phòng ngừa!

Ngày đăng: 03-07-2023

Thận là cơ quan giúp loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể chúng ta. Chính vì thế khi mắc phải bệnh thận sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khoẻ. Cùng tìm hiểu mối nguy hiểm của bệnh thận và cách phòng ngừa hiệu quả

nguy hiểm của bệnh thận

Mối nguy hiểm khi mắc bệnh thận

Tìm hiểu chức năng của thận

Mỗi người được sinh ra với hai quả thận nằm ở hai bên cột sống của bạn, ngay trên thắt lưng. Thận làm việc tốt sẽ thực hiện đầy đủ các chức năng:

  • Giữ cân bằng được nước và khoáng chất (như natri, kali và phốt pho) trong máu của bạn.
  • Loại bỏ các loại chất độc ra khỏi máu sau quá trình tiêu hoá, quá trình hoạt động cơ bắp và sau khi tiếp xúc với các loại hoá chất hay uống thuốc.
  • Tạo ra renin, loại chất giúp cơ thể kiểm soát huyết áp.
  • Tạo ra chất hoá học có tên erythropoietin, một chất giúp cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu.
  • Tạo ra một dạng hoạt động của vitamin D, giúp hấp thụ canxi để phát triển và duy trì sự khoẻ mạnh của xương khớp.

Bệnh thận là gì?

nguy hiểm của bệnh thận

Thận có vai trò quan trọng trong lọc bỏ chất độc ra khỏi cơ thể

Bệnh thận có thể ảnh hưởng tới khả năng lọc máu, điều chỉnh nước và muối khoáng trong cơ thể, giúp lọc nước trong máu và kiểm soát huyết áp cho bạn. 

Người mắc bệnh thận là khi hai quả thận bị tổn thương, dẫn tới việc không thực hiện tốt chức năng thải độc khiến cho cơ thể bị tích tụ nhiều chất độc hại và chất lỏng dư thừa. Hệ quả dẫn tới là gây sưng mắt cá chân, buồn nôn, suy nhược cơ thể, mất ngủ và khó thở. 

Nếu mắc bệnh thận mà không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì tổn thương thận trở nên nghiêm trọng hơn dẫn tới suy thận, nặng hơn nữa là thận không hoạt động được. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm bởi có khả năng đe doạ tính mạng.

Các loại bệnh thận và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh thận cấp tính

Nếu như bạn gặp tình trạng suy giảm chức năng thận đột ngột, đây được gọi là tổn thương thận cấp tính hoặc suy thận cấp. Các nguyên nhân gây ra bệnh bao gồm:

  • Không đảm bảo đủ lưu lượng máu tới thận.
  • Tổn thương trực tiếp tới thận
  • Nước tiểu ứ đọng nhiều trong thận

Một số yếu tố tác động dẫn tới bạn bị bệnh thận cấp tính gồm:

  • Chấn thương do mất máu, như trong vụ tai nạn xe hơi.
  • Bị mất nước hoặc mô cơ của bạn bị nhiễm độc quá nặng dẫn tới việc chuyển hoá quá nhiều protein độc hại cho thận.
  • Bị sốc độc trong trường hợp nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng huyết.
  • Người bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc sỏi thận gây tắc nghẽn nước tiểu.
  • Uống một số loại thuốc hoặc nhiễm độc ở môi trường xung quanh gay ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng thận.
  • Biến chứng khi mang thai, chẳng hạn như tiền sản giật.

Các loại bệnh tự miễn khi hệ miễn dịch tự tấn công cơ thể cũng có thể gây ra tổn thương thận cấp tính. 

Người bị suy tim hoặc suy gan nặng cũng thường bị tổn thương thận cấp tính.

Bệnh thận mãn tính

20230703_n9Mbr6nR.jpg

Người bị tiểu đường và huyết áp cao rất dễ bị bệnh thận

Khi chức năng thận suy giảm kéo dài trong thời gian quá 3 tháng, đây được gọi là bệnh thận mãn tính. Bạn có thể không có bất cứ triệu chứng nào cho thấy bị bệnh trong giai đoạn đầu – dù đây là thời điểm mà điều trị sẽ đơn giản hơn.

Thường bệnh thận mãn tính là hệ quả của một số loại bệnh mãn tính như: tiểu đường, huyết áp cao,… Đường trong máu cao kéo dài sẽ gây hại cho thận của bạn. Huyết áp cao cũng tạo nên sự hao mòn trên các mạch máu, bao gồm cả các mạch máu lưu chuyển tới thận.

Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Các bệnh về hệ thống miễn dịch (Đối với người bị thận do lupus, bác sĩ sẽ gọi đó là bệnh viêm thận lupus.)
  • Các bệnh do virus kéo dài. Như bệnh HIV/AIDS, viêm gan B và viêm gan C.
  • Viêm bể thận, nhiễm trùng đường tiết niệu trong thận, có thể dẫn tới sẹo khi vết nhiễm trùng lành trở lại. Đây là các bệnh có thể làm tổn thương thận nếu như xảy ra nhiều lần.
  • Viêm trong các bộ lọc nhỏ (tiểu cầu thận) trong thận của bạn. Ví dụ xảy ra sau khi bị nhiễm trùng liên cầu khuẩn.
  • Bệnh thận đa nang, tình trạng bệnh di truyền trong đó gồm các túi chứa đầy chất lỏng hình thành trong thận của bạn.

Đôi khi có những dị tật bẩm sinh có thể ảnh hưởng tới đường tiết niệu của bạn hoặc ảnh hưởng tới thận, gây ra bệnh thận mãn tính.

Sử dụng thuốc hoặc chất độc (như ngộ độc chì), hay sử dụng lâu dài một số loại thuốc bao gồm NSAID (thuốc chống viêm không chứa steroid) như ibuprofen và naproxen, thuốc truyền tĩnh mạch – có thể làm suy giảm chức năng thận vĩnh viễn. Do vậy, nên cân nhắc sử dụng một số loại thuốc kéo dài nếu có khả năng ảnh hưởng tới thận.

Triệu chứng phổ biến của bệnh thận

nguy hiểm của bệnh thận

Phù chân là một triệu chứng của bệnh thận

Thận là một cơ quan có khả năng tự phục hồi rất cao. Chúng có thể tự chữa lành một số tổn thương xảy ra khi bạn mắc phải bệnh thận. Chính vì vậy, tổn thương thận sẽ diễn ra trong khoảng thời gian dài, các triệu chứng cũng sẽ xuất hiện dần dần theo thời gian. 

Trong thực tế, bạn sẽ không có triệu chứng gì rõ rệt nếu mắc bệnh thận ở mức độ nhẹ cho tới khi bệnh tiến triển nặng hơn.

Một số triệu chứng thường gặp gồm:

  • Huyết áp cao
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Ăn không ngon miệng
  • Có cảm giác có kim loại ở trong miệng
  • Mệt mỏi
  • Suy nhược cơ thể
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Co giật cơ và bị chuột rút
  • Sưng ở bàn chân và mắt cá chân
  • Đau ngực, trong trường hợp có nhiều chất lỏng tích tụ xung quanh màng tim.
  • Khó thở, trong trường hợp có chất lỏng tích tụ trong phổi.

Chẩn đoán bệnh thận

nguy hiểm của bệnh thận

Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử và các triệu chứng bạn gặp phải

Bác sĩ sẽ thực hiện hỏi người bệnh về triệu chứng gặp phải, tiền sử bệnh, các loại thuốc bạn đang dùng và nếu bạn cho rằng mình đang gặp vấn đề khi đi tiểu thì sẽ thực hiện thêm các xét nghiệm khác.

Một số xét nghiệm gồm:

  • Xét nghiệm máu, xem có bao nhiêu chất thải trong máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu, để kiểm tra tình trạng suy thận.
  • Xét nghiệm hình ảnh, như siêu âm để bác sĩ xem xét hình ảnh thận.
  • Sinh khiết mô thận, để gửi tới phòng thí nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị bệnh thận

Một số loại bệnh thận hoàn toàn có thể điều trị được. Mục tiêu của các phương pháp điều trị là làm giảm các triệu chứng bệnh, giúp cho bệnh không trở nên tệ hơn và ngăn ngừa biến chứng. Trong một số trường hợp, điều trị bệnh sẽ giúp phục hồi một số chức năng thận. Tuy nhiên sẽ không có cách nào có thể chữa khỏi được hoàn toàn tình trạng bệnh thận mạn tính.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh của bạn để có kế hoạch điều trị phù hợp.

Trong trường hợp thận bị tổn thương tới mức không thể tự lọc chất thải, người bệnh sẽ phải điều trị bệnh thận giai đoạn cuối. Cần phải phối hợp:

Lọc máu

Đây là quá trình đưa chất độc hại và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể khi mà thận không làm việc bình thường. Có hai loại:

  • Chạy thận nhân tạo: Sử dùng máy chạy thận để loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu của bạn.
  • Lọc màng bụng: Đưa một ống mỏng gọi là ống thông vào bụng. Sau đó, sẽ truyền dung dịch vào ổ bụng để hấp thu chất thải và chất lỏng. Sau đó, dung dịch sẽ chảy ra khỏi cơ thể bạn.

Ghép thận

Bác sĩ phẫu thuật sẽ thay thế quả thận bị tổn thương của bạn bằng một quả thận khoẻ mạnh từ người hiến tặng. Sau khi được ghép thận, nếu cơ thể bạn không phản ứng với quả thận mới thì sẽ có thể thực hiện đầy đủ chức năng như bình thường.

Nguyên tắc vàng giúp phòng ngừa bệnh thận


nguy hiểm của bệnh thận

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” – Áp dụng các nguyên tắc phòng ngừa bệnh thận

Bệnh thận vô cùng nguy hiểm bởi có thể tiến triển trong thời gian dài mà chúng ta không nhận ra. Hệ quả dẫn tới có thể cần chạy thận cả đời hoặc ghép thận mới có thể duy trì sự sống. Vì thế, hãy áp dụng các nguyên tắc sau để giúp phòng ngừa bệnh thận hiệu quả:

Khám sức khoẻ định kỳ

Nên thực hiện khám sức khoẻ định kỳ ít nhất mỗi năm một lần. Bới bác sĩ hoàn toàn có thể kiểm tra sức khoẻ thận cho bạn thông qua hai xét nghiệm đơn giản gồm có:

  • Xét nghiệm nước tiểu: để kiểm tra có tỷ lệ albumin creatinine (ACR).- một loại protein có tên là albumin, trong nước tiểu hay không?
  • Xét nghiệm máu: giúp kiểm tra tốc độ lọc cầu thận (GFR) để biết được hiệu suất hoạt động của thận trong việc loại bỏ chất độc hại ra khỏi cơ thể có tốt hay không?

Việc nhận thức trước rủi ro để điều trị sớm sẽ dễ dàng hơn là để khi xuất hiện triệu chứng mới bắt đầu chữa trị. Hai xét nghiệm đơn giản này có thể cứu mạng bạn theo đúng nghĩa đen.

Kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao có thể làm tổn thương thận và tăng nguy cơ mắc bệnh thận. Nếu như bạn mắc huyết áp cao, bác sĩ sẽ cho bạn dùng thuốc kiểm soát huyết áp. 

Đồng thời bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt để kiểm soát giữ huyết áp khoẻ mạnh như:

  • Lựa chọn ăn thức ăn ít muối
  • Giảm uống rượu bia
  • Giữ cân nặng khoẻ mạnh
  • Tập thể giục thường xuyên

Kiểm soát lượng đường trong máu

Lượng đường trong máu có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố, gồm cả những yếu tố khách quan như hormone, bệnh tật hoặc căng thẳng.

Bởi đường huyết cao kéo dài sẽ khiến các mạch máu trong thận hẹp lại và tắc nghẽn, đồng thời gây tổn thương mạch máu và sẽ có hại cho thận.

Đối với người bệnh tiểu đường, nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sử dụng thuốc đều đặn để kiểm soát lượng đường trong máu.

Thay đổi chế độ ăn

nguy hiểm của bệnh thận

Giảm các đồ ăn nhiều muối trong thực đơn

Áp dụng một số chế độ ăn uống khoa học có thể giúp giảm huyết áp và mỡ trong máu. Bạn có thể thêm một số loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ sau:

  • Sữa
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Thịt gia cầm
  • Đậu
  • Hạt 
  • Quả hạnh

Đây là các loại thực phẩm ít natri, đường, chất béo và thịt đỏ.

Tập luyện thể thao

Bạn nên duy trì luyện tập thể thao đều đặn mỗi tuần. Bởi đây là giải pháp giúp cho bạn:

  • Giữ được cân nặng khoẻ mạnh.
  • Kiểm soát huyết áp và mỡ máu
  • Tăng cường sức mạnh và sức bền
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim và bệnh thận

Có thể kết hợp các bài tập sức bền như đi bộ hoặc các bài tập cường độ cao hơn như chạy bộ, đạp xe, leo cầu thang, bơi lội.

nguy hiểm của bệnh thận
Tập luyện đều đặn tốt cho sức khoẻ chung

Không lạm dụng thuốc giảm đau

Sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID – như ibuprofen) có thể dẫn tới bệnh thận. Bởi sử dụng loại thuốc này với liều cao sẽ làm giảm lưu lượng máu tới thận, gây hại cho mô thận.

Hãy hỏi bác sĩ về các lựa chọn thay thế như acetaminophen.

Kết hợp thành phần thảo dược từ Úc giúp hỗ trợ tăng cường chức năng thận

Bên cạnh các phòng ngừa và hỗ trợ bệnh thận bằng cách thay đổi trong sinh hoạt ăn uống, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ thận. 

Nên lựa chọn dòng sản phẩm bổ thận kết hợp các thành phần tự nhiên như đông trùng hạ thảo, hạt mùi tây, quả ngũ vị tử, dương xỉ,… đều là các thảo dược tốt giúp hỗ trợ cải thiện chức năng thận.

Đặc biệt ưu tiên các sản phẩm đã được kiểm soát bởi cơ quan quốc tế có uy tín, như TGA thuộc Bộ y tế Úc.

=================

TPBVSK Vitatree Kidney Tonic

Hỗ trợ chức năng thận, bổ thận tráng dương, tốt cho nam giới

nguy hiểm của bệnh thận - tăng chức năng thận với Vitatree Kidney Tonic

Thành phần chính: Mỗi viên nén chứa

- Chiết xuất Đông trùng hạ thảo………..208,33mg    

- Chiết xuất Hạt mùi tây…………………100mg

- Chiết xuất Quả ngũ vị tử………………..50 mg    

- Chiết xuất thân cây dương xỉ…………..250mg

- Chiết xuất Quả bách xù……………….66,7mg    

- Chiết xuất Cây tầm ma………………….166,7mg

- Thành phần khác: magnesium stearate, calcium hydrogen phosphate, Povidone, Crospovidone, Croscarmellose sodium, Silica - colloidal anhydrous, Magnesium stearate, Hypromellose, Color agent

Công dụng: Hỗ trợ bổ thận, giúp tăng cường chức năng thận.

Đối tượng sử dụng: Người trưởng thành.

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản: Uống 2 viên/ lần, 2 lần/ ngày cùng bữa ăn. Bảo quản dưới 30 độ C nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại: Viên bổ thận Vitatree Kidney Tonic