Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) rất thường gặp ở phụ nữ ở bất kỳ lứa tuổi nào. Tuy nhiên, bạn có biết mình từng mắc phải các rối loạn này và cách để đối phó với chúng.

Hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra nhiều cản trở đối với phái đẹp
Hội chứng tiền kinh nguyệt là gì?
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) có nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác nhau trước thời gian có kinh, bao gồm:
- Tính khí thay đổi thất thường.
- Đau ngực
- Thèm ăn
- Mệt mỏi
- Khó chịu
- Trầm cảm
Các triệu chứng thường có xu hướng diễn ra và tái phát theo dạng có thể dự đoán dễ dàng. Tuy nhiên, những thay đổi về thể chất và cảm xúc bạn gặp phải khi gặp hội chứng này có thể thay đổi từ hơi khó chịu cho tới dữ dội.
Tuy nhiên, các dấu hiệu này tuy có thể gây ra một số khó khăn trong đời sống và công việc hàng ngày nhưng lại không nguy hiểm hay tiềm ẩn nguy cơ gặp vấn đề sức khoẻ. Chỉ cần áp dụng một số phương pháp điều trị và điều chỉnh lối sống có thể giúp giảm hoặc kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt.
Dấu hiệu chứng tỏ bạn mắc phải chứng tiền kinh nguyệt?

Các biểu hiện xuất hiện trước ngày “rụng dâu”
Danh sách các dấu hiệu và triệu chứng tiềm ẩn của hội chứng tiền kinh nguyệt còn dài, nhưng hầu hết phụ nữ gặp một vài vấn đề trong các triệu chứng này.
Các dấu hiệu và triệu chứng về cảm xúc và hành vi
Một số các dấu hiệu bạn đã từng hoặc đang gặp phải chứng tiền kinh nguyệt bao gồm:
- Căng thẳng hoặc lo lắng
- Tâm trạng chán nản
- Khóc không có lý do
- Thay đổi tâm trạng thất thường, thường xuyên cảm thấy khó chịu và tức giận
- Thay đổi khẩu vị và thèm ăn
- Khó ngủ
- Mất tập trung
- Thay đổi ham muốn
Các dấu hiệu và triệu chứng về thể chất
Có thể bạn bị mệt mỏi đầy bụng tới mức không thể làm việc bình thường
Một số dấu hiệu thể chất chứng tỏ bạn đang gặp phải chứng tiền kinh nguyệt gồm:
- Đau khớp hoặc cơ
- Đau đầu
- Mệt mỏi
- Tăng cân liên quan tới giữ nước
- Đầy bụng
- Đau đầu ngực
- Mọc mụn nhiều
- Táo bón hoặc tiêu chảy
- Dị ứng rượu
Đối với mỗi người, những khó chịu cả về thể chất và tinh thần này đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày. Bất kể mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thì các dấu hiệu và triệu chứng trước kỳ kinh này sẽ biến mất trong vòng 4 ngày sau khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt với hầu hết nữ giới.
Nguyên nhân dẫn tới hội chứng tiền kinh nguyệt

Thay đổi nội tiết tố trước khi diễn ra chu kỳ kinh nguyệt được coi là yếu tố kích hoạt
Nguyên nhân chính xác gây ra các khó chịu trước chu kỳ kinh mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học thì có một số yếu tố có thể gây ra các tình trạng này bao gồm:
- Những thay đổi nội tiết tố trước chu kỳ kinh: Các dấu hiệu xuất hiện trước chu kỳ kinh nguyệt được xem là do sự thay đổi thất thường của nội tiết tố trong cơ thể phái đẹp sau khi rụng trứng. Chính vì thế mà những khó chịu này thường sẽ biến mất khi phụ nữ mang thai hoặc bước vào giai đoạn mãn kinh.
- Những thay đổi trong não bộ: Sự biến đổi của serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh được cho là có vai trò quan trọng trong việc thay đổi tâm trạng và dễ gây ra các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Lượng serotonin không đủ có thể góp phần dẫn tới trầm cảm trước kỳ kinh cũng như cảm giác mệt mỏi, thèm ăn và khó ngủ hơn bình thường.
- Căng thẳng, trầm cảm: Nữ giới thường sẽ dễ gặp phải các dấu hiệu khó chịu trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc bị tăng nặng hơn nếu bị trầm cảm mà không được chẩn đoán và điều trị sớm. Dù thực tế thì tình trạng này cũng không gây ra các triệu chứng rõ ràng.
Phương pháp điều trị với các khó chịu mà chứng tiền kinh nguyệt gây ra

Trong một số trường hợp bác sĩ cần chỉ định thuốc với các khó chịu trước kỳ “đèn đỏ”
Đối với tình trạng các khó chịu do chứng tiền kinh nguyệt gây ra, hiện tại nếu bạn đi khám bác sĩ thì cũng chưa có xét nghiệm nào đặc biệt để chấn đoán chính xác mức độ mà bạn gặp phải.
Tuy nhiên, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán thông qua việc yêu cầu bạn mô tả các triệu chứng kết hợp với theo dõi quá trình xuất hiện các biểu hiện trong ít nhất hai chu kỳ kinh nguyệt. Bạn sẽ cần ghi lại các triệu chứng trước kì kinh từ khi bắt đầu tới ngày chúng kết thúc. Đồng thời bạn cũng sẽ cần ghi lại lịch về ngày bắt đầu và kết thúc chu kỳ kinh.
Đối với một số người, khi sắp xếp lại lịch sinh hoạt hàng ngày thì có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt một cách dễ dàng. Tuy nhiên, cũng có chị em các triệu chứng ngày càng trầm trọng khiến cho thời điểm trước kì kinh lại trở thành “ác mộng” mỗi tháng. Khi đó bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc.
Một số loại thuốc được cho là giúp giảm các chứng này bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm: Một số thuốc chứa các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc đã thành công trong việc giảm các triệu chứng trầm cảm ở nữ giới. Loại thuốc này là phương pháp điều trị đầu tiên cho hội chứng tiền kinh nguyệt nghiêm trọng hoặc các rối loạn khó chịu tiền kinh nguyệt. Thuốc được sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, với một số phụ nữ thì dùng thuốc trầm cảm chỉ có thể áp dụng trong khoảng 2 tuần trước khi có kinh.
- Thuốc chống viêm không steroid: Loại thuốc này được khuyến cáo dùng trước hoặc khi bắt đầu kỳ kinh. Sử dụng các loại thuốc này sẽ giúp giảm chứng chuột rút và khó chịu ở đầu ngực.
- Thuốc lợi tiểu: Khi bạn tập thể dục và ăn nhiều muối thì có thể khiến cho cơ thể bị tích tụ nước, đầy hơi và uống thuốc lợi tiểu có thể giúp cho cơ thể bạn thải chất lỏng dư thừa qua thận.
- Thuốc tránh thai nội tiết: Đây là loại thuốc giúp ngăn ngừa rụng trứng, do đó có thể giúp giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
Các phương pháp giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt không dùng thuốc
Nếu các triệu chứng của bạn không quá khó chịu, bạn có thể kết hợp thay đổi các thói quen hàng ngày sau đây để giúp kiểm soát triệu chứng dễ dàng hơn.
Thay đổi chế độ ăn
• Ăn các bữa nhỏ hơn, thường xuyên hơn để giups giảm đầy hơi và giảm cảm giác quá no.
• Hạn chế các đồ ăn nhiều muối và thức ăn mặn để tránh cơ thể trữ nước.
• Hãy chọn các loại tinh bột tốt cho sức khoẻ như yến mạch, bánh mì đen,… và bổ sung thêm trái cây, rau và các loại ngũ cốc.
• Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi. Nếu như bạn không thường xuyên uống sữa và không bổ sung đầy đủ canxi trong chế độ ăn hàng ngày thì có thể chú ý uống thêm canxi ở các loại thực phẩm bổ sung.
• Tránh sử dụng đồ có chứa caffein và rượu.
Kết hợp tập luyện thể thao

Tập luyện thường xem được xem là giải pháp giúp giảm mệt mỏi của chứng PMS
Mỗi tuần bạn nên dành ra 2 – 3 buổi để tập luyện thể thao. Bạn có thể tham gia các bài đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội hoặc tập thể dục nhịp điệu vào các ngày trong tuần. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp cải thiện sức khoẻ tổng thể và giảm bớt một số triệu chứng như mệt mỏi và tâm trạng chán nản.
Giảm căng thẳng
Chị em phụ nữ gặp phải các chứng khó chịu trước kỳ kinh nên áp dụng các biện pháp giảm căng thẳng sau:
- Ngủ đủ giấc
- Thực hiện các bài tập thư giãn cơ bắp hoặc hít thở sâu để giúp giảm đau đầu, lo lắng hoặc khó ngủ.
- Thử tập bài yoga hoặc massage để thư giãn và giảm bớt căng thẳng.
Bổ sung vitamin và sản phẩm từ thảo dược
Một số loại thực phẩm và vitamin được cho là có khả năng giúp hỗ trợ giúp dịu đi các triệu chứng khó chịu trước khi “chị nguyệt” ghé thăm. Cụ thể như:
- Bổ sung vitamin: Bổ sung canxi, ma – giê, vitamin E và vitamin B6 đều được xem là có khả năng giúp hỗ trợ phần nào làm dịu đi hội chứng tiền kinh nguyệt.
- Sản phẩm sức khoẻ từ thảo dược: Dầu hoa anh thảo, gừng hoặc bạch quả đã được nghiên cứu và cho thấy hiệu quả trong việc phần nào giảm đau đầu, khó chịu do hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra
Dầu hoa anh thảo Úc - Giải pháp cho những khó chịu tiền kinh nguyệt gây ra
Bạn có biết một trong những nguyên nhân dẫn tới căng thẳng tiền kinh nguyệt chính là do cơ thể nữ giới bị thiếu axit gamma-linoleic (GLA) để cân bằng nội tiết tố. Đây là loại axit béo vô cùng quan trọng với phái đẹp có khả năng hỗ trợ cần bằng nội tiết tố nữ.
Bổ sung tinh dầu chiết từ hạt cây hoa anh thảo – Evening primrose oil với thành phần chính là omega-6 và GLA. Tinh chất này giúp cho phái đẹp bớt đi nỗi “ác mộng” trước ngày “rụng dâu”.
Đặc biệt bạn nên chú ý sử dụng các viên tinh dầu hoa anh thảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Với hàm lượng từ 1000mg tinh dầu trở lên cho mỗi viên uống. Đặc biệt các sản phẩm được tổ chức quốc tế như TGA - Bộ y tế Úc kiểm định và chứng nhận thì càng yên tâm hơn. Tiêu biểu như sản phẩm Vitatree Primrose Oil.
--------------------------------------HẾT TƯ LIỆU----------------------------------------------
Tinh dầu hoa anh thảo Vitatree Evening Primrose Oil
Vitatree Evening Primrose Oil của Úc với thành phần chính là tinh dầu hoa anh thảo và Vitamin E, dầu đậu nành. Mỗi viên Vitatree Evening Primrose Oil chứa tinh chất tương đương 1g tinh dầu hoa anh thảo, giúp cân bằng hệ thống nội tiết tố nữ, giảm các triệu chứng khó chịu trước kỳ đèn đỏ, cải thiện sức khỏe.

THÀNH PHẦN: Mỗi viên nang chứa
- Dầu hoa anh thảo (EPO) g (1000 mg), tương đương gamma-Linolenic acid (GLA) 100 mg
- Không thêm men, tinh bột, gluten, đường sữa, trứng hoặc các sản phẩm từ sữa, chất làm ngọt nhân tạo, chất tạo màu nhân tạo, hương liệu nhân tạo hoặc chất bảo quản.
- Thành phần khác: d-alpha-tocopherol, Gelatin, Glycerol, Nước tinh khiết
LIỀU DÙNG: Uống 1 viên mỗi ngày, với bữa ăn, hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
BẢO QUẢN: Ở nơi khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Xem chi tiết tại: Viên dầu hoa anh thảo Vitatree
Mua ngay tinh dầu hoa anh thảo chính hãng tại đây