Mối nguy gặp phải khi mỡ máu tăng cao! Khám phá ngay giải pháp an toàn – hiệu quả

Ngày đăng: 07-06-2023

Tại Việt Nam có tới 50% người trưởng thành gặp phải tình trạng mỡ máu. Nguyên nhân do đâu dẫn tới tính trạng này và giải pháp nào giúp khắc phục máu nhiễm mỡ.
20230607_KIvFZoPS.jpg

Mối nguy cơ gặp phải khi mỡ máu tăng cao

Mỡ máu cao là như thế nào?

Mỡ máu cao xảy ra khi lượng mỡ (cholesterol) trong cơ thể tăng lên quá cao, gây ra nhiều chất béo lắng đọng ở trong mạch máu. Tình trạng này còn được gọi là máu nhiễm mỡ. Do mỡ không có khả năng tự di chuyển trong mạch máu nên khi mỡ máu tích tụ ở mạch máu quá nhiều có thể vỡ đột ngột hoặc có nguy cơ tạo thành cục máu đông gây ra nhiều bệnh nguy hiểm tới tính mạng.

Thông thường mỡ máu cao có nguy cơ do di truyền, tuy nhiền phần lớn xuất phát từ chế độ ăn uống, tập luyện không lành mạnh gây ra. 

Máu nhiễm mỡ có nguy hiểm không?

Máu nhiễm mỡ hay mỡ máu cao được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Bởi thực tế trong phần lớn các trường hợp cholesterol cao là một tình trạng không có bất kỳ dấu hiệu nhận biết nào rõ ràng. 

Nhiều người bệnh thậm chí không hề nhận ra mình gặp phải tình trạng mỡ máu cao cho tới khi gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như: đau tim hay đột quỵ.

Mỡ trong máu tăng lên chỉ có thể phát hiện thông qua kiểm tra cholesterol định kỳ tại bệnh viện. Vì thế, việc duy trì khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm từ 1 tới 2 lần là vô cùng cần thiết. Bởi đôi khi bằng cách phát hiện bệnh sớm và điều chỉnh lối sống sẽ có khả năng sẽ “cứu sống” bạn trong tương lai.

Nguyên nhân dẫn tới mỡ máu cao

Máu nhiễm mỡ có thể gặp được ở trẻ em, người trưởng thành hoặc người cao tuổi và xuất hiện cả hai giới tính nam và nữ. Bất cứ ai đều có thể phát triển tình trạng mỡ máu cao. Nguyên do xuất phát từ tổng hoà các yếu tố sau:

Lối sống thiếu lành mạnh

  • Chế độ ăn nhiều chất béo bão hoà: dẫn tới gan khó lòng có thể loại bỏ được cholesterol khỏi cơ thể, dẫn tới mỡ trong máu tăng cao.
  • Không hoạt động thể thao: Việc tham gia luyện tập thể dục mỗi ngày là cách rất tốt để giúp làm giảm mỡ xấu và tăng lượng cơ cho cơ thể/
  • Hút thuốc lá: Người nghiện thuốc lá có nguy cơ cao bị mỡ trong máu hơn người bình thường. Ngoài ra, khói thuốc tích tụ trong động mạch cũng là nguyên nhân khiến cholesterol dễ bám vào thành động mạch hơn.

Tuổi, giới tính 

  • Người lớn tuổi: Theo các nhà khoa học thì tuổi tác càng tăng lên thì sẽ tỷ lệ thuận với lượng mỡ trong máu.
  • Giới tính: Nam giới được cho là có nhiều khả năng bị máu nhiễm mỡ hơn nữ.

Di truyền

Các gen mang thông tin từ cha hoặc mẹ bạn có thể quyết định, là một phần nguy cơ khiến bạn bị máu nhiễm mỡ. Mỡ máu cao theo gia đình là một tình trạng di truyền, nghĩa là từ khi sinh ra bạn đã gặp phải bệnh này. 

Gen di truyền này thường gặp ở một số gia đình có gen bị lỗi, dẫn tới mức cholesterol trong cơ thể tăng lên rất cao cho dù người bệnh không có các yếu tố nguy cơ khác.

Tình trạng sức khoẻ chung

  • Mắc bệnh thận: Thận hoạt động không tốt sẽ dẫn tới thay đổi cách cơ thể thải độc mỡ ra khỏi cơ thể, dẫn tới lượng cholesterol trong máu cao.
  • Mắc bệnh gan: Gan có nhiệm vụ rất quan trọng vừa tạo ra mỡ nhưng lại vừa loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Nhưng nếu như gan mắc bệnh hoặc không hoạt động bình thường thì chúng sẽ không thực hiện được chức năng của mình, dẫn tới máu nhiễm mỡ.
  • Thừa cân, béo phì: Người dư thừa cân nặng với chỉ số BMI trên 23 là những người có nguy cơ bị máu nhiễm mỡ cao hơn.
  • Người bệnh tiểu đường: Do gặp vấn đề về chuyển hoá nên những người tiểu đường tuýp 2 rất dễ bị mỡ máu cao.
  • Người có tuyến giáp hoạt động kém
  • Thiếu hụt hormone tăng trưởng.

Biến chứng khi mỡ máu tăng cao

cách điều trị máu nhiễm mỡ

Mỡ máu cao dễ dẫn tới tình trạng xơ vữa động mạch có thể dẫn tới cơn đau tim nguy hiểm

Việc không nhận thức được bệnh và không điều trị sớm gây ra tích tụ cholesterol trong động mạch lâu dài dẫn tới thu hẹp động mạch. Đây được gọi là tình trạng xơ vữa động mạch.

Xơ vữa động mạch là loại bệnh nguy hiểm làm hạn chế lượng máu lưu thông qua động mạch. Bệnh làm tăng nguy cơ phát triển các cục máu đông.

Xơ vữa động mạch sẽ có khả năng dẫn tới biến chứng khá nguy hiểm như:

  • Đột quỵ
  • Cơn đau tim
  • Đau thắt ngực
  • Huyết áp cao
  • Bệnh mạch máu ngoại biên
  • Bệnh thận mãn tính

Cholesterol cao cũng có thể tạo ra sự mất cân bằng ở mật, làm tăng nguy cơ sỏi mật.

Mỡ (cholesterol) là gì? Cơ thể có mấy loại mỡ?

Mỡ là một loại chất béo tương tự như sáp, do gan của chúng ta sản xuất ra. Trong cơ thể, mỡ đóng vai trò trong quá trình hình thành màng tế bào, hỗ trợ một số hormone và sản xuất vitamin D.

Mỡ được vận chuyển đi khắp các tế bào trong các hoạt động chức năng nhờ các protein trong máu. Trong khi protein là những chất thực hiện các hoạt động bình thường của tế bào, các mô và cơ quan khác.

Khi cholesterol và protein kết hợp với nhau sẽ tạo ra một chất gọi là lipoprotein. Có các loại mỡ sau:

  • Lipoprotein mật độ cao (HDL) gọi là “mỡ tốt”: giúp loại bỏ cholesterol “xấu” ra khỏi máu và giữ cho mạch máu không bị tắc nghẽn
  • Lipoprotein không mật độ cao(LDL)  gọi là “mỡ xấu”: quá nhiều mỡ xấu dẫn đến tích tụ chất béo bên trong thành mạch máu.
  • Triglyceride: là một loại chất béo trung tính. Loại mỡ này có thể gây hẹp động mạch. Thừa cân, ăn nhiều đồ ăn dầu mỡ được coi là nguyên nhân gây ra loại chất béo này.

Mức mỡ trong máu nào là phù hợp?

cách điều trị máu nhiễm mỡ
Chỉ số máu sẽ giúp chúng ta xác định được tình trạng máu nhiễm mỡ của bản thân

Đối với người trưởng thành từ 20 tuổi trở lên thì các chuyên gia khuyên bạn nên kiểm tra mức mỡ trong máu của mình ít nhất 4 – 6 năm một lần. Đối với người cao tuổi, người thừa cân béo phì hoặc từng có tiền sử máu nhiễm mỡ thì cần kiểm tra thường xuyên hơn.

Các chuyên gia y tế đã xây dựng một bảng lipid để đo mức cholesterol toàn phần cũng như từng loại chất béo để chẩn đoán tình trạng mỡ máu của bạn.

Nếu như lượng cholesterol toàn phần hoặc “mỡ xấu” của bạn quá cao, bác sĩ sẽ xác định được bạn đang bị máu nhiễm mỡ. Lượng mỡ cao có thể nguy hiểm khi mức LDL quá cao còn HDL lại quá thấp. 

Biểu đồ mức độ cholesterol

Tổng lượng cholesterol

Tổng lượng cholesterol           

Phân loại 

Dưới 200 mg/dL         

Người khoẻ mạnh

200 – 239 mg/dL         

Máu nhiễm mỡ mức trung bình

trên 240 mg/dL           

Máu nhiễm mỡ độ cao

Mức độ cholesterol LDL (mỡ xấu)

Tổng lượng LDL           

Phân loại 

Dưới 100 mg/dL         

Sức khoẻ rất tốt

100 – 129 mg/dL         

Sức khoẻ ở mức trung bình

130 – 159 mg/dL

Máu nhiễm mỡ

160 – 189 mg/dL         

Máu nhiễm mỡ mức trung bình

Trên 190 mg/dL          

Máu nhiễm mỡ mức cao

Khắc phục máu nhiễm mỡ không sử dụng thuốc như thế nào?

Đối với người bị mỡ máu cao hay máu nhiễm mỡ ở mức thấp, trung bình hay cao thì cũng nên nhận thức được tình trạng bệnh để khắc phục sớm. Với người có chỉ số mỡ máu ở mức trung bình hoặc chỉ trên ngưỡng một chút thì việc điều chỉnh chế độ ăn kết hợp tập luyện có thể giúp hạ mỡ máu. Bạn nên kết hợp

Áp dụng chế độ ăn lành mạnh

Để có được mức cholesterol khoẻ mạnh, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thay đổi chế độ ăn kết hợp một số yếu tố:

  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hoà và chất béo chuyển hoá.
  • Chọn nguồn bổ sung protein từ gà, cá và các loại đậu.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Nên chọn phương pháp nấu như nướng, hấp, luộc, nướng thay vì ăn đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Nên hạn chế ăn thức ăn nhanh và các đồ ăn nhiều đường. Nên từ bỏ dần các loại đồ ăn sẵn.

Bên cạnh thức ăn nên đưa vào thực đơn, bạn cũng nên tránh một số thức ăn có chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hoà hoặc chất béo chuyển hoá sau:

  • Thịt đỏ, thịt nội tạng, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa.
  • Thực phẩm làm từ bơ hoặc dầu 
  • Đồ ăn chiên rán như khoai tây chiên, gà rán.
  • Một số món nướng

Các loại thực phẩm giàu omega-3 được xem là giúp giảm mức mỡ xấu LDL của bạn. Bạn có thể chọn ăn cá hồi, cá thu, cá trích đều là loại hải sản giàu omeg-3. Quả óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, bơ cũng giàu omega-3.

Tập luyện thể thao mỗi ngày

cách điều trị máu nhiễm mỡ
Nên duy trì tập luyện mỗi ngày trong tuần, thời gian tập cố gắng kéo dài ít nhất 30 phút.

Bạn có thể lựa chọn các bài tập đốt năng lượng với cường độ cao ở phòng tập. Nhưng xen kẽ nên áp dụng thêm các bài tập duy trì như đi bộ, đạp xe,… để dễ dàng thực hiện ngay tại nơi ở mà không cần hướng dẫn hay tới phòng tập.

Sử dụng các thảo dược tự nhiên giúp hạ mỡ máu hiệu quả

Bên cạnh ăn uống hay tập luyện thì bạn cũng có thể tham khảo một số loại thảo dược được chứng minh có hiệu quả trong hạ mỡ máu. Cụ thể như:

  • Cây kế sữa: đây là loại thảo dược hoạt chất là silymarine – có khả năng bảo vệ lá gan, tăng cường chức năng gan. Mà như ở trên có nhắc tới thì gan có vai trò quan trọng trong việc loại bỏ các loại mỡ xấu ra khỏi cơ thể. Chính vì thế, bổ sung thảo dược này giúp gan hoạt động tốt hơn tăng cường mỡ tốt, loại bỏ mỡ xấu giúp giảm mỡ máu cho cơ thể.
  • Trà xanh: Chứa hàm lượng catechin – một chất chống oxy hoá rất hiệu quả. Vì thế mà sử dụng trà xanh có khả năng giúp cho cơ thể có thể loại bỏ được cả mỡ xấu và triglyceride rất hiệu quả. Trong khi đó, việc sử dụng trà xanh rất đơn giản chỉ cần pha nước trà uống hàng ngày sẽ đem lại lợi ích hạ mỡ máu cho bạn.
  • Lô hội: Từng được xem là loại nguyên liệu làm đẹp khá quen thuộc nhưng lô hội còn được nghiên cứu cho thấy có khả năng hỗ trợ khắc phục người bị máu nhiễm mỡ. Bởi trong lô hội có chứa chất giúp hạ lipid máu và mỡ trong gan. Sử dụng lô hội còn có tác dụng ngừa xơ vữa động mạch, đồng thời ổn định huyết áp.

Sử dụng thực phẩm bổ sung có nguồn gốc thảo dược

Bên cạnh việc thay đổi chế độ ăn, tập luyện hay dùng thêm thảo dược tự nhiên thì bạn có thể tham khảo một số các sản phẩm bổ sung dành cho việc thải độc mỡ trong cơ thể. Nên ưu tiên các sản phẩm có thành phần chính từ tự nhiên sẽ đảm bảo độ an toàn khi sử dụng. 

Hiện nay, đã có loại thực phẩm bảo vệ sức khoẻ tới từ Úc được nhập khẩu và phân phối chính hãng tại Việt Nam. 

=================

viên thải độc mỡ máu