Chóng mặt đau đầu có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa

Ngày đăng: 10-07-2023

Chóng mặt đau đầu là một hiện tượng rất thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa chóng mặt hữu hiệu.

Chóng mặt đau đầu phải làm sao

Chóng mặt đau đầu phải làm sao?

Chóng mặt quay cuồng là bệnh gì?

Chóng mặt là một thuật ngữ để mô tả một loạt các cảm giác của chúng ta, chẳng hạn như muốn ngất xỉu, choáng vàng, đầu óc quay cuồng, các cơ mất đi cảm giác và khó có thể điều khiển được cơ thể.

Người bị chóng mặt xuất hiện sự sai lệch trong nhận định phương hướng, thường sẽ cho rằng môi trường xung quanh đang quay tròn xung quanh mình.

Một số triệu chứng bao gồm:

  • Cảm giác sai lệch khi chuyển động hoặc nhận định phương hướng.
  • Các bộ phận bị mất đi cảm giác, yếu ớt.
  • Cả cơ thể mất đi sự thăng bằng
  • Cảm giác bồng bềnh, nặng đầu

Chóng mặt sẽ có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu như bạn không dừng hoạt động để nghỉ ngơi mà tiếp tục đi bộ, đứng lên hoặc di chuyển đầu của bạn. Chóng mặt thường sẽ kèm theo cảm giác buồn nôn và người bệnh sẽ muốn được ngồi hoặc nằm xuống ngay lập tức.

Tuy nhiên, cảm giác chóng mặt chỉ diễn ra trong thời gian khá ngắn, chỉ trong vài giây hoặc vài phút.

>> Xem thêm Giải pháp giúp tăng cường trí nhớ khắc phục chứng hay quên hiệu quả

Mối liên quan giữa chóng mặt đau đầu và mệt mỏi 

Thông thường tình trạng chóng mặt đơn thuần sẽ không kèm theo triệu chứng đau đầu và mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu như cả hai dấu hiệu xuất hiện cùng một lúc có thể đây là dấu hiệu chứng tỏ bạn gặp một trong các vấn đề về sức khoẻ sau:

Chứng đau nửa đầu

Chóng mặt đau đầu phải làm sao

Đau nửa đầu đôi khi kèm theo chóng mặt, buồn nôn

Chóng mặt kèm theo đau đầu có thể là dấu hiệu chứng đau nửa đầu do rối loạn tiền đình gây ra. Đây là một tình trạng liên quan tới tai trong gặp tổn thương khiến cho các thông tin dẫn truyền để giữ thăng bằng cho cơ thể bị ảnh hưởng.

Chóng mặt là triệu chứng khá phổ biến của chứng đau nửa đầu. Có tới 50% người gặp phải tình trạng đau nửa đầu bị chóng mặt kèm theo.

Ngoài ra, người gặp chứng bệnh này còn có thể xuất hiện cảm giác buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh. 

Bởi việc chóng mặt làm ảnh hưởng tới nhiều hoạt động sinh hoạt thường ngày, nên đôi khi người bệnh đau nửa đầu còn quan tâm tới việc giảm chứng chóng mặt hơn là đau đầu.

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính

Đây là một tình trạng rối loạn khá bình thường khi các tinh thể nhỏ trong tai bị bong ra. Hệ quả dẫn tới các cơn chóng mặt đột ngột. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính thông thường do việc thay đổi tư thế quá đột ngột như đang ngồi lại đứng lên, đang nằm ngồi dậy nhanh gây ra. Tình trạng này khá lành tính và không tiềm ẩn nguy cơ về sức khoẻ.

Tuy nhiên, có rất nhiều người gặp tình trạng đau đầu kèm theo chóng mặt trong trường hợp này.

Hạ đường huyết

Chóng mặt đau đầu phải làm sao

Đường huyết ở mức thấp rất dễ gây chóng mặt hoa mắt

Một nguyên nhân khác có thể gây ra tình trạng chóng mặt kèm theo đau đầu đó là do hạ đường huyết. Lý do xuất phát từ việc nhịn ăn quá lâu hoặc do tập thể dục cường độ cao mà không nạp đầy đủ năng lượng.

Đặc biệt với người bị tiểu đường, hạ đường huyết cũng có thể do dùng quá liều insulin hoặc thuốc trị tiểu đường khác kết hợp với bỏ bữa, tập luyện quá mức mà không điều chỉnh lượng thuốc của mình.

Lượng đường trong máu thấp thường kèm thêm các triệu chứng khác như đói, run rẩy và đổ mồ hôi.

Thiếu máu lên não 

Chóng mặt đau đầu phải làm sao

Thiếu máu lên não là nguyên nhân cơ bản dễ gây ra chóng mặt

Tình trạng thiếu máu lên não hay giảm tuần hoàn máu não được cho là một nguyên nhân phổ biến dẫn tới đồng thời hai triệu chứng chóng mặt và đau đầu. Nguyên nhân là do cơ thể không có đủ lượng tế bào hồng cầu để vận chuyển oxy lên não hiệu quả. 

Hệ quả dẫn tới não bộ không có đủ lượng oxy để hoạt động dẫn tới đau đầu và chóng mặt.

chóng mặt đau đầu

Một số các triệu chứng thiếu máu lên não dễ nhận biết khác gồm:

  • Nhịp tim nhanh, chậm thất thường
  • Đau ngực
  • Hụt hơi
  • Tay chân lạnh

Để giúp tuần hoàn máu tốt hơn nên bổ sung các sản phẩm giúp tăng cường lưu thông máu não.

Chóng mặt khi ngủ dậy phải làm sao?

Chóng mặt đau đầu phải làm sao

Chóng mặt sau khi ngủ dậy là tình trạng nhiều người gặp phải

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng chóng mặt sau khi ngủ dậy, có thể xuất phát từ một vấn đề sức khoẻ hoặc đôi khi chỉ là do tối hôm trước bạn hoạt động quá nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp này đều không phải là vấn đề đáng lo ngại. 

Khi bị chóng mặt, bạn hãy xử lý theo các bước sau:

  • Ngồi hoặc nằm ngay lập tức để tránh bị ngã
  • Duy trì ánh nhìn thẳng tới một điểm ở phía trước cho tới khi hết chóng mặt

Ngoài ra, bạn nên thay đổi một số thói quen sinh hoạt để giảm tình trạng chóng mặt khi ngủ dậy, bao gồm:

  • Bổ sung nước đầy đủ: Đảm bảo mỗi ngày uống ít nhất 8 cốc nước để phòng ngừa tình trạng mất nước trong cơ thể.
  • Tránh uống rượu: đặc biệt trước khi đi ngủ
  • Đi khám bác sĩ định kỳ để phát hiện sức khoẻ tiềm ẩn có thể gây ra tình trạng của mình.

Giải pháp khi bị chóng mặt đau đầu

Thực tế chóng mặt và đau đầu không phải là một loại bệnh mà được coi là triệu chứng của các vấn đề sức khoẻ khác gây ra. Thông thường các cơn chóng mặt lành tính sẽ tự hết mà không cần phải có phương pháp điều trị bổ sung. Tuy nhiên, nếu như bạn liên tục bị chóng mặt kèm đau đầu và không ngừng lại thì bạn nên áp dụng các giải pháp sau.

Thường xuyên bị chóng mặt nên uống thuốc gì?

Phần lớn các trường hợp bị chóng mặt đau đầu không cần dùng thuốc, tuy nhiên cũng có một số loại thuốc được áp dụng để điều trị một số nguyên nhân cơ bản gây ra chóng mặt. Đó là:

  • Thuốc chống lo âu: Khi chóng mặt xuất phát từ rối loạn hoảng sợ hoặc do các vấn đề về mặt tâm lý.
  • Thuốc kháng cholinergic hoặc thuốc kháng histamine, có thể làm giảm chóng mặt hoặc giúp giảm chóng mặt.
  • Thuốc trị đau nửa đầu, nếu như tình trạng hoa mặt có liên quan tới chứng đau nửa,

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Chóng mặt đau đầu phải làm sao

Khi cảm thấy chóng mặt tốt nhất nên nằm xuống

Một số thay đổi trong đời sống hàng ngày cũng có thể giúp bạn kiểm soát được chứng hoa mắt đau đầu như việc đảm bảo uống đủ nước, nằm xuống khi chóng mặt.

Một số cách không dùng thuốc mà bạn có thể giúp kiểm soát chóng mặt gồm:

  • Nằm xuống và nhắm mắt lại
  • Châm cứu
  • Uống nhiều nước để cơ thể có đảm bảo đủ nước
  • Giảm căng thẳng, tránh hút thuốc và uống rượu
  • Ngủ đủ giấc

Ngoài ra cũng có một số phương pháp điều trị khác có thể áp dụng để giảm chóng mặt, chẳng hạn như:

  • Thay đổi vị trí đầu: Thao tác Epley có thể giúp giảm cảm giác chóng mặt. Phương pháp này có liên quan tới việc di chuyển vị trí đầu theo những cách khác nhau để định vị lại các tinh thể canxi nhỏ gây chóng mặt. 
  • Liệu pháp cân bằng: Một số bài tập có khả năng giúp rèn luyện cơ thể để trở nên ít nhạy cảm hơn với chuyển động. 

Bổ sung cao bạch quả tăng cường lưu thông máu lên não giúp giảm chóng mặt đau đầu

Bạch quả là loại thảo dược chứa hai nhóm hợp chất cơ bản là flavonoid và terpepine có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu não, giúp máu lưu thông trong não tốt hơn, nhờ đó giúp cải thiện quá trình trao đổi chất của các tế bào thần kinh.

Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo sản phẩm có bổ sung thêm Co-enzyme Q10 là một chất chống oxy hoá mạnh mẽ, giúp bảo vệ cơ thể chống lại các gốc tự do. 

Lựa chọn sản phẩm kết hợp cả cao bạch quả và Coenzyme Q10 sẽ giúp cải thiện lưu thông máu giúp giảm tình trạng chóng mặt hiệu quả. Đặc biệt ưu tiên các sản phẩm được kiểm duyệt bởi đơn vị quốc tế như TGA thuộc Bộ Y tế Úc.

===============

Viên bổ não, hoạt huyết dưỡng não TPBVSK Vitatree Ginkgo Plus 6000 bổ sung Q10 :

  • Hỗ trợ cải thiện trí nhớ.
  • Hỗ trợ tăng sức tập trung.
  • Hỗ trợ chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do

Chóng mặt đau đầu phải làm sao

Đóng gói: Hộp 60 viên

Liều dùng: Người lớn uống 1 viên mỗi ngày, với bữa ăn, hoặc theo quy định chuyên nghiệp.

Cảnh báo: Không dùng trong khi điều trị bằng warfarin mà không có lời khuyên y tế. Không sử dụng con dấu nắp bị thiếu, rách hoặc vỡ. Luôn đọc nhãn. Chỉ sử dụng theo chỉ dẫn. Nếu các triệu chứng vẫn còn, xin vui lòng tham khảo ý kiến một chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Bảo quản: Dưới 30 ° C ở nơi khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin chi tiết xem tại: Viên bổ não Vitatree Ginkgo Biloba Plus