Đau lưng là một tình trạng bệnh khá phổ biến và thường gặp ở người trung tuổi tới cao tuổi. Tìm hiểu đau lưng là dấu hiệu bệnh gì cũng như phải làm sao để giảm đau hiệu quả?

Đau lưng là bệnh rất nhiều người từng gặp phải
Bệnh đau lưng là gì?
Đau lưng là một tình trạng xuất phát từ chấn thương vùng thắt lưng hoặc các bệnh khác do cơ và gân ở lưng gặp phải vấn đề.
Cơn đau lưng có thể dao động từ nhẹ tới nặng. Trong một số trường hợp, đau lưng có thể kéo dài và dữ dội gây khó khăn khiến cho người bệnh khó có thể đi lại bình thường, làm việc và thực hiện các hoạt động hàng ngày được.
Thông thường, cơn đau lưng thường sẽ thuyên giảm sau khi bạn nghỉ ngơi, sử dụng thuốc giảm đau và áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu. Tiêm cortisone và các phương pháp như châm cứu cũng có thể giúp hỗ trợ giảm đau và chữa lành vùng tổn thương. Tuy nhiên nếu như nguyên nhân gây đau lưng do viêm khớp, chấn thương thì cần phải thực hiện cuộc phẫu thuật để điều trị triệt để.
Ai có nguy cơ bị đau lưng?

Có lẽ ai trong chúng ta đều từng một lần bị đau lưng
Đau lưng là một triệu chứng khá phổ biến mà có lẽ chúng ta đều từng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Theo thống kê thì có khoảng 4 trong 5 người trưởng thành đều đã từng đau lưng. Vì vậy đây được coi là một bệnh khiến nhiều người phải tới khám bác sĩ nhất.
Một số nguy cơ khiến cho bạn tăng khả năng bị đau lưng bao gồm:
- Tuổi tác: Người trên 30 tuổi dễ bị đau lưng hơn độ tuổi trẻ hơn. Bởi đĩa đệm cột sống (là mô mềm, tựa như cao su đệm xương ở cột sống) bị mòn khi tuổi tác tăng dần.
- Cân nặng: Người bị thừa cân/ béo phì dễ bị đau lưng hơn. Trọng lượng dư thừa gây áp lực lên khớp và đĩa đệm.
- Sức khoẻ tổng thể: Người hút thuốc thường xuyên, uống nhiều rượu hoặc lười vận động cũng sẽ có nguy cơ bị đau lưng cao hơn.
- Bê vác nặng nhiều: Người có công việc thường xuyên phải bê vác vật nặng hoặc cúi người nhiều cũng sẽ làm ảnh hưởng làm tăng nguy cơ chấn thương cột sống gây đau lưng.
- Cấu trúc xương có vấn đề: Đau lưng dữ dội có thể xuất phát từ chứng vẹo cột sống, thay đổi sự liên kết trong cột sống.
Các triệu chứng đi kèm đau lưng

Đau lưng có thể xuất hiện đột ngột và dữ dội
Đau lưng dưới có thể xuất hiện đột ngột nhưng có thể xuất hiện từ từ. Đôi khi, cơn đau lưng cấp xuất hiện sau khi bạn làm một hoạt động nào đó như cúi lưng để nhặt đồ vật. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp người bệnh đều không xác định được đâu là nguyên nhân gây ra cơn đau.
Đau lưng có thể nghiêm trọng hoặc đau nhức âm ỉ, đôi khi lan xuống phần mông và dưới chân. Nếu bạn căng lưng và thực hiện một số hoạt động có thể nghe thấy tiếng “rắc” ở phía sau lưng. Cơn đau thường tăng nặng khi bạn thực hiện một số tư thế (như cúi thấp) và giảm bớt khi nằm nghỉ.
Một số triệu chứng khác gồm:
- Cứng lưng: Đây là tình trạng bạn khó có thể di chuyển hoặc duỗi thẳng lưng bình thường. Khi đứng dậy từ từ thế ngồi có thể một một thời gian và bạn có thể cần phải đi bộ hoặc vươn vai để thả lỏng phần lưng. Ngoài ra, cứng phần lưng cũng sẽ làm ảnh hưởng tới phạm vi chuyển động của cả cơ thể.
- Khó vận động: Nhiều người bệnh đau lưng cho rằng mình không thể đứng thẳng lưng như bình thường. Bạn có thể hơi khòng lưng với thân hình bị lệch sang một bên thay vì thẳng cột sống.
- Co thắt cơ: Khi căng cơ thì các cơ ở lưng có thể bị co thắt không kiểm soát. Tình trạng này gây đau đớn nghiêm trọng và ảnh hưởng tới việc đi lại, đứng hoặc di chuyển trở nên khó khăn hơn.
Đau lưng là dấu hiệu bệnh gì?

Lưng là bộ phận phải chịu áp lực lớn trên cơ thể
Lưng của chúng ta là một cấu trúc phức tạp gồm các cơ, dây chằng, gân, đĩa đệm và xương phối hợp với nhau để hỗ trợ cơ thể và cho phép bạn di chuyển bình thường.
Các phần cột sống được nối với nhau bằng các miếng đệm như sụn gọi là đĩa đệm. Bất kì phần nào của lưng gặp phải vấn đề đều có thể dẫn tới đau lưng. Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm:
Do căng cơ
Một số hoạt động có thể dẫn tới áp lực và co thắt cơ vùng lưng bao gồm:
- Bê đồ vật không đúng cách.
- Nâng vật quá nặng,
- Thực hiện chuyển động quá đột ngột và sai tư thế.
Các hành động này làm tổn thương gân, cơ hoặc dây chằng của bạn dẫn tới đau lưng.
Do kết cấu lưng
Một số vấn đề về cấu trúc cũng có thể dẫn tới đau lưng, cụ thể như:
- Đĩa đệm bị vỡ: Mỗi đốt sống ở cột sống đều được đệm bằng các đĩa đệm. Nếu đĩa đệm bị vỡ sẽ tạo áp lực lên các dây thần kinh dẫn tới đau lưng.
- Đĩa đệm phồng lên: Cũng như vỡ đĩa đệm, phồng đĩa đệm cũng sẽ dẫn tới cơn đau lưng.
- Đau thần kinh toạ: Cơn đau nhói lan từ mông xuống phía sau chân. Đây là do một đĩa đệm bị phồng lên hoặc thoát vị đè lên dây thần kinh hoặc khi có một cơ đẩy lên dây thần kinh toạ.
- Viêm khớp: Viêm xương khớp có thể gây ra nhiều vấn đề với các khớp ở hông, lưng dưới và các khu vực khác trên cơ thể. Trong một số trường hợp, không gian quanh tuỷ sống bị thu hẹp lại – đây gọi là chứng hẹp ống ống.
- Cột sống cong bất thường: Nếu cột sống cong khác thường thì cơn đau lưng có thể xuất hiện. Một ví dụ thường thấy là chứng vẹo cốt sống.
- Loãng xương: tình trạng khiến cho xương, đốt sống và cột sống trở nên giòn, xốp và dễ bị gãy hơn.
Do sai tư thế khi vận động

Đứng hoặc ngồi sai tư thế có thể gây đau lưng
Việc luôn ngồi khom lưng khi dùng máy tính có thể dẫn tới các vấn đề về lưng và vai. Tình trạng sẽ tăng nặng nếu không điều chỉnh kịp thời.
Đau lưng cũng có thể do một số hoạt động hàng ngày hoặc do ngồi sai tư thế.
Cụ thể như:
- Vặn người
- Ho hoặc hắt hơi
- Căng cơ quá mức
- Đẩy, kéo hoặc nâng vật nặng
- Đứng và ngồi nguyên một vị trí trong thời gian dài
- Căng cổ về phía trước khi lái xe hoặc dùng máy tính
- Lái xe trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi
- Ngủ trên nệm không đỡ cơ thể hoặc giữ thẳng cột sống
Bệnh đau lưng có nguy hiểm không?
Đau lưng là một chứng bệnh thường không cần điều trị mà tự hết. Tuy nhiên, nếu như bạn đau lưng và có đi kèm một trong các dấu hiệu sau thì nên đi khám bác sĩ sớm:
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Sốt cao
- Viêm hoặc sưng ở lưng
- Đau lưng dai dẳng khi nằm
- Đau lan xuống chân
- Cơn đau lan xuống dưới đầu gối
- Bị chấn thương ở vùng lưng
- Đi tiểu không tự chủ
- Đại tiện không tự chủ
- Tê cứng ở khu vực lưng dưới
Hoặc nếu như cơn đau lưng không giảm đi sau khi bạn đã nghỉ ngơi. Bởi đây có thể là dấu hiệu bạn gặp chấn thương nghiêm trọng vùng lưng cần được chấn đoán và điều trị chuyên sâu bởi chuyên gia y tế.
Phương pháp giảm đau lưng tại nhà hiệu quả
Đau lưng thường sẽ tự thuyên giảm khi bạn nghỉ ngơi và tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm gặp sẽ cần phải tới gặp bác sĩ.
Điều trị tại nhà
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp giảm đau lưng. Ngoài ra bạn nên kết hợp chườm nóng và chườm đá lên vùng lưng bị đau để khắc phục triệu chứng.
Nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi sau khi hoạt động nặng kéo dài để giúp giảm căng cứng cơ, giảm đau và không làm cho các cơ bắp yếu đi.
Điều trị y tế
Nếu như nghỉ ngơi và uống thuốc giảm đau không kê đơn không có hiệu quả giảm đau với bạn, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng các loại thuốc, phương pháp vật lý trị liệu sau:
Thuốc
Đau lưng không đáp ứng tốt với thuốc giảm đau có thể cần phải sử dụng thuốc giảm đau theo đơn của bác sĩ.
Một số loại thuốc giảm đau theo đơn bác sĩ kê sẽ cần bạn theo dõi và có sự giám sát chặt chẽ với bác sĩ để tránh gặp phải tác dụng phụ.
Vật lý trị liệu
Chườm nóng, chườm đá, chiếu đèn có thể là một phương pháp giúp giải phóng cơ lưng và mô mềm giúp giảm đau hiệu quả.
Khi cơn đau lưng được cải thiện, các chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn cho bạn các bài tập linh hoạt và cải thiện sức mạnh cơ lưng và cơ bụng. Các bài tập này cũng có thể hữu ích đối với bạn.
Tiêm cortisone
Nếu như các phương pháp giảm đau lưng khác không hiệu quả, bạn có thể cần phải tiêm cortisone ở khoanh ngoài màng cứng, xung quanh tuỷ sống.
Cortisone là một loại thuốc chống viêm, giúp giảm viêm xung quanh rễ thần kinh. Thuốc tiêm cũng có thể được dùng để làm tê các vùng gây đau.
Glucosamine – Cải thiện sụn khớp cho người bị đau lưng do viêm khớp
Đau lưng xuất phát từ tình trạng viêm khớp, thoái hoá khớp khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu do thoái hoá đĩa đệm gây ra khi tuổi tác tăng lên. Một hướng khắc phục cơn đau lưng do viêm khớp chính là bổ sung glucosamine – một trong những thành phần dịch bao khớp.
Hiện nay, có nhiều loại viên uống glucosamine dùng cho người bị viêm khớp, đau lưng tuy nhiên nên ưu tiên loại viên uống bổ sung thêm cả sụn vi cá mập. Kết hợp đồng thời hai thành phần tốt cho khớp sẽ giúp duy trì chức năng cột sống lưng giúp giảm đau và bảo vệ xương khớp hiệu quả.
Tuy nhiên, khi lựa chọn viên uống nên ưu tiên các loại viên uống có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo và được chứng nhận bởi tổ chức quốc tế như TGA – thuộc Bộ y tế Úc.
================== HẾT TƯ LIỆU==========
TPBVSK Vitatree Glucosamine 1500 plus Shark Cartilage
Cải thiện sức khỏe xương khớp sụn từ bên trong

Sản phẩm Vitatree Glucosamine 1500 Plus Shark Cartilage
Mỗi viên chứa:
- Glucosamine Hydrochloride 1500mg
- Shark Cartilage ( Bột sụn vi cá mập): 250mg
- Sản phẩm này không chứa Gluten, Lactose và không có các hóa chất bảo quản
Công dụng:
- Glucosamine và Shark Cartilage theo nghiên cứu cho thấy khi hoạt động cùng nhau sẽ có tác dụng duy trì chức năng khớp xương và sự linh hoạt tối ưu.
- Hỗ trợ cải thiện tối đa hoạt động của khớp xương, sụn khớp
- Hỗ trợ phục hồi và bảo dưỡng chất nhờn bôi trơn khớp và các mô khớp, chống lão hóa xương.
- Bồi bổ cơ thể: Cung cấp các chất: calci, phostpho, kẽm… có công dụng thúc đẩy sự phát triển của xương, răng, các enzym tiêu hóa và hoạt động của thận và tiền liệt tuyến.
Cách sử dụng
- 1 viên 1 ngày cùng với bữa ăn hoặc theo chỉ định của bác sĩ
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú hoặc đang điều trị các thuốc khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng.
Bảo quản: Bảo quản dưới 30C, nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa ánh sáng mặt trời trực tiếp.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại: Viên bổ khớp Viatree Glucosamine Plus Shark Cartilage