Đau đầu là hiện tượng có lẽ mỗi người chúng ta đều từng gặp phải trong cuộc đời. Tìm hiểu các loại bệnh đau đầu thường gặp và giải pháp hiệu quả từ tự nhiên.
Hay bị đau đầu nhưng bạn có biết loại đau đầu mình gặp phải?
Các bệnh đau đầu nhiều người gặp phải?
Theo phân loại quốc tế có tới hơn 150 loại đau đầu khác nhau, sẽ được chia làm 2 nhóm:
- Đau đầu nguyên phát: Tình trạng đau đầu không phải là hệ quả của một loại bệnh khác.
- Đau đầu thứ phát: khi cơn đau đầu là triệu chứng của một loại vấn đề sức khỏe khác ví dụ như bị chấn thương sọ não hoặc do tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
Tìm hiểu một số loại đau đầu phổ biến hiện nay:
1. Chứng đau nửa đầu
Đau nửa đầu là cơn đau ở một bên đầu
Triệu chứng đau nửa đầu thường kèm theo những cơn đau nhói dữ dội ở một bên đầu (đau đầu bên phải hoặc bên trái).
Đồng thời, người bị đau nửa đầu sẽ kèm theo các triệu chứng:
- Nhạy cảm hơn với ảnh sáng, âm thanh và mùi.
- Buôn nôn và nôn mửa
- Hoa mắt chóng mặt
- Rối loạn thị giác: mờ mắt, nhìn thấy các đốm sáng,…
- Yếu cơ
- Khó nói chuyện bình thường
Tuy nhiên một số triệu chứng đau nửa đầu khá tương tự với dấu hiệu đột quỵ hoặc viêm màng não. Do đó, nếu như bạn gặp các tình trạng này thì cũng nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Đau nửa đầu rất dễ tái phát, mỗi cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ cho tới vài ngày. Có những người đối mặt với đau đầu thường xuyên suốt đời.
>> Xem thêm Chóng mặt đau đầu có nguy hiểm không và cách phòng ngừa?
Nguyên nhân:
Căng thẳng có thể làm trầm trọng cơn đau nửa đầu
Nguyên nhân gây ra chứng đau nửa đầu chưa được các nhà khoa học phát hiện ra. Tuy nhiên, có nhiều chuyên gia cho rằng đây là một tình trạng di truyền trong gia đình hoặc có thể do tiền sử của người bệnh như từng bị trầm cảm hoặc động kinh.
Tuy nhiên, có một số tác nhân dễ dẫn tới đau nửa đầu gồm:
- Căng thẳng và lo âu
- Mất ngủ
- Thay đổi nội tiết tố
- Bỏ bữa
- Mất nước
- Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc
- Tiếp xúc với đèn công suất lớn và tiếng ồn
Cách xử trí:
Điều trị đau nửa đầu sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu, tần suất và các triệu chứng đi kèm (như có bị buồn nôn hay không)
Một số loại thuốc giúp giảm đau nửa đầu gồm:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen, aspirin, acetaminophen.
- Thuốc chống nôn để kiểm soát triệu chứng buồn nôn và nôn mửa.
Một số cách giảm đau đầu không dùng thuốc có thể áp dụng như:
- Nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh.
- Chườm mát lên trán
- Uống nước
Đối với những người bị đau nửa đầu mãn tính thì có thể nghĩ tới các phương pháp điều trị dự phòng. Chuyên gia y tế có thể đưa ra đơn thuốc giúp phòng ngừa chứng đau nửa đầu trong tương lai cho bạn.
2. Đau đầu căng thẳng
Đau đầu căng thẳng là các cơn đau ở cả hai bên đầu
Đau đầu căng thẳng là một chứng rất phổ biến mà phần lớn chúng ta đều gặp phải. Dấu hiệu nhận biết là xuất hiện các cơn đau âm ỉ, liên tục ở cả hai bên đầu. Một số triệu chứng khác xuất hiện đồng thời gồm:
- Đau xuất hiện ở mặt, đầu, cổ và vai.
- Cảm giác áp lực ở phía sau mắt
- Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
Cơn đau đầu căng thẳng có thể kéo dài từ 30 phút cho tới vài giờ.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân cơn đau đầu căng thẳng thường là do gặp phải stress, lo lắng và trầm cảm. Một số các yếu tố khác cũng có thể kích hoạt bao gồm:
- Tiếng ồn lớn
- Rối loạn giấc ngủ
- Mỏi mắt
Cách xử lý:
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen và aspirin có hiệu quả trong giảm đau căng thẳng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc giảm đau kéo dài có thể gây ra tác dụng phụ nên nếu thường xuyên bị đau đầu thì nên thay đổi phương pháp điều trị.
Bên cạnh đó, người bị đau đầu căng thẳng có thể kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt để khắc phục và phòng ngừa tái phát. Cụ thể như:
- Ngủ đủ giấc
- Tập thể dục thường xuyên
- Ngồi đúng tư thế
- Kiểm tra thị lực
- Quản lý giảm thiểu căng thẳng, lo lắng và trầm cảm
3. Đau đầu chùm
Đau đầu chùm là cơn đau dữ dội
Đau đầu chùm là những cơn đau đầu dữ dội và dễ tái phát, thường ảnh hưởng tới nam nhiều hơn nữ. Dấu hiệu đặc trưng là các cơn đau nhói phía sau hoặc xung quanh hốc mắt.
Một số triệu chứng khác gồm:
- Chảy nước mắt
- Sưng mí mắt
- Nghẹt hoặc sổ mũi
- Nhạy cảm với âm thanh
Đau đầu chùm thường xảy ra khá đột ngột mà không có dấu hiệu cảnh báo trước. Mỗi cơn đau kéo dài từ 15 phút tới 3 giờ. Một người có thể bị đau đầu thường xuyên mỗi ngày.
Các cơn đau có thể diễn ra hàng ngày, có thể tái phát trong hàng tháng. Điểm dễ nhạn biết là chúng thường xuất hiện ở một thời điểm cố định trong một ngày, có thể là sau khi ngủ đêm vài giờ.
Nguyên nhân:
Tuy chuyên gia chưa biết được chính xác lý do gây ra cơn đau đầu chùm nhưng khả năng có thể gây ra ở người hút thuốc.
Người gặp phải cơn đau đầu dạng này nên tránh uống rượu để tránh làm nghiêm trọng triệu chứng hơn.
Cách xử trí:
Mục tiêu điều trị là làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất bị đau đầu. Cụ thể:
- Liệu pháp oxy
- Thuốc steroid
- Melatonin
- Liti
Kích thích não sâu và kích thích dây thần kinh phế vị cũng được cho là một cách khác đối với các trường hợp đau đầu chùm không đáp ứng với thuốc.
4. Đau đầu do lạm dụng thuốc
Lạm dụng thuốc cũng có thể gây đau đầu
Đau đầu do lạm dụng thuốc là loại đau đầu thứ phát phổ biến nhất. Loại đau đầu này có các triệu chứng đau xuất hiện thường xuyên với các triệu chứng tương tự như đau đầu do căng thẳng hoặc đau nửa đầu.
Nguyên nhân:
Cơn đau đầu loại này là do ban đầu người bệnh đáp ứng với thuốc giảm đau. Tuy nhiên, do lạm dụng thuốc nên dẫn tới cơn đau tái phát và sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả.
Tình trạng này sẽ dễ xảy ra ở người sử dụng thuốc giảm đau nhiều hơn 15 ngày trong một tháng.
Một số loại thuốc giảm đau có thể gây triệu chứng này như:
- Acetaminophen
- Triptan
- NSAID, như aspirin và ibuprofen
Phần lớn, tình trạng này sẽ xảy ra ở người dùng thuốc giảm đau đặc biệt được kê đơn riêng để điều trị chứng đau nửa đầu.
Cách xử lý
Để điều trị đau đầu do lạm dụng thuốc cần sự theo dõi của chuyên gia y tế
Đau đầu xảy ra do lạm dụng thuốc giảm đau thì cách duy nhất để giải quyết được là phải ngừng sử dụng thuốc giảm đau. Nhưng việc ngừng thuốc cần có sự giám sát của chuyên gia y tế. Họ sẽ đưa ra một liệu trình và có thể kê các loại thuốc thay thế để giảm bớt triệu chứng đau đầu trong quá trình cai thuốc giảm đau.
Bởi sau khi dừng thuốc giảm đau người bệnh có thể bị:
- Đau đầu nặng hơn
- Buồn nôn và nôn mửa
- Tim đập nhanh
- Huyết áp thấp
- Rối loạn giấc ngủ
- Bồn chồn, lo lắng và hồi hộp
Người bệnh có thể cần sử dụng thuốc chống nôn để giảm triệu chứng. Các triệu chứng thường kéo dài 2 – 10 ngày, nhưng có thể tồn tại tới 4 tuần.
Sau đó, bác sĩ sẽ kê cho người bệnh các loại thuốc và thực phẩm hỗ trợ sức khỏe phù hợp cho người đau đầu.
Cách phòng ngừa:
Để tránh bị đau đầu do lạm dụng thuốc thì bạn nên chú ý:
- Tránh tự ý mua và sử dụng thuốc giảm đau khi chưa được chuyên gia y tế khám và kê đơn.
- Hạn chế dùng thuốc giảm đau khi bị đau nhức đầu
- Sử dụng thuốc phòng ngừa chứng đau nửa đầu mãn tính
Người hay bị đau đầu có nguy hiểm hay không?
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, ước tính có tới 50% người trưởng thành gặp phải cơn đau đầu ít nhất một lần trong năm.
Dù đôi khi các cơn đau đầu sẽ gây khó chịu và mệt mỏi làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc. Nhưng phần lớn các trường hợp nếu sử dụng thuốc giảm đau thông thường có thể giúp giảm đau đầu trong vài giờ sau.
Tuy nhiên, nếu như đau đầu lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc không giảm khi uống thuốc giảm đau có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh nguy hiểm. Bạn cần đi khám bác sĩ để có thể dễ dàng nhận được vấn đề sức khỏe mình gặp phải để có giải pháp điều trị sớm.
Nguyên nhân phố biến nhất dẫn tới hiện tượng đau đầu
Thiếu máu lên não là nguyên nhân phần lớn các cơn đau đầu
Các loại đau đầu hiện nay thường không được các chuyên gia tìm được chính xác đâu là nguyên nhân gây ra. Trong thực tế, tình trạng thiếu máu lên não có thể dẫn tới phần lớn các trường hợp đau đầu.
Hiện tượng thiếu máu lên não (hay thiểu năng tuần hoàn não) là khi quá trình đưa máu tới nuôi não bộ bị gián đoạn hoặc ngưng trệ dẫn tới não bộ không được cung cấp đầy đủ oxy và chất dinh dưỡng.
Bởi não bộ con người tuy chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng lại cần được cung cấp 25% lượng oxy trong hệ tuần hoàn. Thiếu máu lên não sẽ khiến cho chức năng thần kinh bị ảnh hưởng mà triệu chứng cơ bản nhất chính là đau nhức đầu.
>> Xem thêm Dấu hiệu dễ nhận biết máu lưu thông lên não kém
Phương phải giảm đau đầu từ tự nhiên
Sản phẩm chứa cao bạch quả và CoQ10 giúp hỗ trợ giảm đau đầu an toàn
Từ lâu đời nay, cây bạch quả Nhật Bản (Ginkgo Biloba) đã được các nhà khoa học công nhận về khả năng giúp tăng cường máu lưu thông lên não đều đặn. Bởi trong loại cây này chứa hai nhóm chất cơ bản là flavonoid và terpenine, giúp cải thiện tuần hoàn máu giúp cho máu lưu thông lên não cũng như tăng cường quá trình trao đổi chất của các tế bào thần kinh.
Chính vì thế mà chiết xuất cao bạch quả được đưa vào nhiều thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp giảm đau đầu. Khác với các loại thuốc giảm đau, vì xuất phát từ tự nhiên nên các sản phẩm này sẽ không lo nhờn thuốc hay bị các tác dụng phụ khác. Người bệnh đau đầu mãn tính có thể sử dụng để giảm đau cũng như phòng ngừa các cơn đau tái phát.
Chuyên gia khuyên người bệnh đau đầu nên ưu tiên các sản phẩm chứa cao bạch quả kết hợp thêm với Co-enzyme Q10. Bởi CoQ10 là một chất chống oxy hóa sẽ hợp lực giúp khắc phục chứng đau nửa đầu, đau đầu hiệu quả.
=============================Hết tư liệu===================================
TPBVSK Vitatree Ginkgo Plus 6000 bổ sung Q10
- Hỗ trợ cải thiện trí nhớ.
- Hỗ trợ tăng sức tập trung.
- Hỗ trợ chống oxy hóa, bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do
Đóng gói: Hộp 60 viên
Liều dùng: Người lớn uống 1 viên mỗi ngày, với bữa ăn, hoặc theo quy định chuyên nghiệp.
Cảnh báo: Không dùng trong khi điều trị bằng warfarin mà không có lời khuyên y tế. Không sử dụng con dấu nắp bị thiếu, rách hoặc vỡ. Luôn đọc nhãn. Chỉ sử dụng theo chỉ dẫn. Nếu các triệu chứng vẫn còn, xin vui lòng tham khảo ý kiến một chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
Bảo quản: Dưới 30 ° C ở nơi khô ráo tránh ánh nắng trực tiếp.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Thông tin chi tiết sản phẩm xem tại: Viên bổ não Vitatree Ginkgo Biloba Plus