Tiểu đêm là tình trạng bạn phải thức giấc nhiều lần trong đêm vì cần đi tiểu. Tiểu đêm kéo dài khiến ảnh hưởng tới giấc ngủ và kéo theo hệ quả ảnh hưởng tới sinh hoạt vào ngày hôm sau. Tìm hiểu đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này?
Nhận biết ngay các nguyên nhân gây ra tiểu đêm kéo dài
Tiểu đêm là gì?
Tiểu đêm là khi bạn đi “nhẹ” nhiều hơn 1 lần vào ban đêm, khiến cho giấc ngủ không được sâu và gây khó chịu vô cùng vào buổi sáng hôm sau. Thông thường, tiểu đêm phổ biến hơn đối với người lớn tuổi (xuất hiện người trên 60 tuổi) và có thể gặp ở cả nam giới và cả nữ. Nguyên nhân tiểu đêm xuất phát từ nhiều lý do tình trạng cơ thể lão hoá nhưng cũng có thể tiềm ẩn vấn đề bệnh học mà bạn không biết.
Một số người lại xuất hiện tình trạng đi tiểu nhiều lần với lượng nhỏ vào ban ngày nhưng đi ít hơn vào ban đêm thì được gọi là tiểu rắt.
Tiểu đêm sẽ được xác định khi mà bạn đi vệ sinh nhiều lần sau khi đã đi ngủ và trước khi bạn thức dậy vào buổi sáng hôm sau. Nhưng dù nguyên nhân dẫn tới tiểu đêm là gì thì tình trạng kéo dài sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi vì giấc ngủ bị gián đoạn.
Tiểu đêm ở nam giới được cho là phổ biến hơn nữ ở độ tuổi sau 50 tuổi. Tuy nhiên trước 50 tuổi, tiểu đêm ở nữ lại có xu hướng nhiều hơn ở nam. Đối với những người trên 30 tuổi theo thống kê chỉ có 1 trong 3 người gặp phải tình trạng này.
Bệnh thận - Nguyên nhân phổ biến gây ra tiểu đêm kéo dài ở người trung tuổi
Bệnh thận được cho là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiểu đêm của người cao tuổi
Không phải ngẫu nhiên mà tiểu đêm xuất hiện tới 70% người trên 60 tuổi, quá trình lão hoá gây ảnh hưởng làm thay đổi cấu trúc, nội tiết và mô học đóng vai trò quan trọng làm tăng tỷ lệ tiểu đêm.
Thiếu sự đồng nhất giữa việc thận bài tiết nước tiểu vào ban đêm và khả năng dự trữ nước tiểu ở bàng quang là cơ chế gây ra tình trạng tiểu đêm.
Cụ thể có thể gặp vấn đề ở một số bộ phận:
Hoạt động thanh lọc của thận bị lão hoá
70% người trên 60 tuổi gặp phải tình trạng tiểu đêm kéo dài
Tuổi tác tăng lên khiến cho quá trình xử lý natri của thận, cơ chế bảo tồn nước và nhịp sinh học của tỷ lệ lọc cầu thận (GFR) đã bị thay đổi theo hướng thúc đẩy tiểu đêm.
Khả năng cô đặc của thận đã được chứng minh là sẽ suy giảm theo tuổi tác do khả năng đáp ứng kém với arginine vasopressin (AVP).
Ở người trưởng thành khoẻ mạnh: AVP thường giải phóng theo nhịp sinh học trong đó nồng độ AVP trong máu đạt đỉnh vào ban đêm dẫn đến lượng nước tiểu vào ban đêm giảm xuống chỉ còn 25% hoặc ít hơn tổng lượng nước tiểu hàng ngày.
Đối với người cao tuổi: Phản ứng của AVP với các kích thích về thể tích và thẩm thấu còn nguyên vẹn, nhưng quá trình tiêt AVP theo nhịp sinh học ban đêm bị gián đoạn. Vì thế, dẫn tới sự thay đổi nhịp điệu sản xuất nước tiểu theo hướng tăng sản xuất vào ban đêm.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra giảm tốc độ lọc cầu thận khi ngủ ở người cao tuổi cũng làm tăng lượng nước tiểu vào ban đêm và tỷ lệ bài tiết natri qua đường nước tiểu.
Bệnh thận mạn
Tiểu đêm được coi là biểu hiện sớm và phổ biến, cũng là triệu chứng nghiêm trọng ở người bệnh thận mạn. Lý do cốt lõi từ việc thận không thể giữ nước tiểu do khả năng tạo và duy trì hệ thống dòng ngược của mô kẽ tuỷ bị suy giảm và khả năng phản ứng của ống góp vỏ thận với AVP giảm, dẫn tới tình trạng lợi tiểu quá mức.
>> Xem thêm Ăn gì bổ thận tráng dương cải thiện sức khoẻ sinh lý?
Sỏi thận
Sỏi thận có thể hình thành từ quá trình kết tinh muối trong thận
Sỏi thận là tình trạng tinh thể rắn hình thành từ quá trình kết tinh muối và các khoáng chất dư thừa bên trong thận. Khi các khoáng chất này tích tụ quá nhiều trong cơ thể hoặc do bạn uống quá ít nước, nước tiểu trở nên đặc lại với nồng độ khoáng cao tạo nên sỏi thận.
Tình trạng tiểu rắt hoặc tiểu đêm có thể là dấu hiệu sỏi thận đã di chuyển vào bàng quang hoặc niệu quản. Bạn cần phải đi khám sớm để xem xét tình trạng bệnh hiện tại.
>> Xem thêm Dấu hiệu nhận biết đau lưng dưới do bệnh thận
Hậu quả của tiểu đêm kéo dài
Tiểu đêm kéo dài được cho là có liên quan chặt chẽ tới tình trạng rối loạn giấc ngủ và có thể khiến bạn mất ngủ. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc ngủ các giấc ngắn và không liên tục gây ra:
- Chất lượng giấc ngủ kém
- Mệt mỏi uể oải vào sáng hôm sau
- Buồn ngủ vào ban ngày
- Suy giảm hiệu suất làm việc
- Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch
- Làm tăng nguy cơ té ngã hoặc buồn ngủ vào ban ngày
Mách bạn cách điều trị tiểu đêm hiệu quả
Tiểu đêm khiến cho nhiều người bị mất ngủ làm ảnh hưởng tới hiệu suất làm việc
Mục tiêu của liệu pháp áp dụng với tiểu đêm không nhằm vào việc giảm tần suất tiểu đêm mà giúp cải thiện mức độ phiền toái và tối ưu hoá các bệnh đi kèm gây ra tiểu đêm. Trong đó bạn có thể áp dụng các mẹo không dùng thuốc trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị.
Trị tiểu đêm không dùng thuốc
Một số mẹo giúp làm giảim tiểu đêm chính là cách thay đổi lối sống và hành vi:
- Giảm uống nước và các loại thức uống lợi tiểu vào buổi tối gần thời gian đi ngủ;
- Hạn chế hoặc đổi các loại thuốc có tác dụng phụ lợi tiểu.
- Sử dụng tất và kê cao chân khi ngủ phòng trường hợp phù nề có thể giúp ngừa tụ dịch
- Tập luyện bàng quang bằng một số bài tập cơ sàn chậu có hiệu quả trong cải thiện tình trạng tiểu đêm.
Sử dụng thuốc trị tiểu đêm
Một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đêm có thể bạn sẽ được bác sĩ kê bao gồm các nhóm thuốc:
- Thuốc kháng cholinergic: Thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng bàng quang hoạt động quá mức.
- Thuốc lợi tiểu: Một số loại thuốc như bumetanide và furosemide có tác dụng điều chỉnh lượng nước tiểu bạn sản xuất hơn.
- Desmopressin: Thuốc giúp cho thận sản xuất ít nước tiểu hơn.
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc điều trị bạn nên khám bác sĩ để được chẩn đoán và đưa ra phác đồ phù hợp. Vì các loại thuốc khi dùng kéo dài đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
Sử dụng thực phẩm bổ thận từ thảo dược, tiêu biểu như đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo - Loại dược liệu quý cho người gặp vấn đề về thận
Bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt, sử dụng thuốc thì người bệnh tiểu đêm cũng nên tham khảo các loại thực phẩm bổ thận nguồn gốc từ thảo dược. Tiêu biểu như sản phẩm từ đông trùng hạ thảo - loại thảo dược quý có nguồn gốc từ y học cổ truyền phương Đông.
Đông trùng hạ thảo có tác dụng tăng sức đề kháng, cải thiện sức khoẻ chung cũng như giúp cho cải thiện chức năng thận hiệu quả. Sử dụng các loại sản phẩm sức khoẻ từ thảo dược tuy tác dụng có thể sẽ chậm hơn so với dùng thuốc Tây nhưng lại an toàn khi sử dụng kéo dài đối với người bệnh mạn tính.
Khi lựa chọn các sản phẩm thảo dược, bên cạnh thành phần thì bạn cũng nên chú ý lựa chọn các sản phẩm được sản xuất theo dây chuyền hiện đại, được kiểm soát bởi các tổ chức uy tín quốc tế như TGA - thuộc Bộ y tế Úc. Tiêu biểu như viên bổ thận Vitatree Kidney Tonic với 100% quá trình sản xuất và đóng gói tại Australia và được nhập khẩu, phân phối chính hãng tại Việt Nam.
Viên bổ thận Úc TPBVSK Vitatree Kidney TonicThành phần:Chiết xuất đông trùng hạ thảo: 208.33mg (tương đương với 833mg dược liệu khô) Chiết xuất Hạt mùi tây: 100mg (tương đương với 1000mg dược liệu khô) Chiết xuất Quả ngũ vị tử: 50mg (tương đương 500mg dược liệu khô) Chiết xuất thân cây dương xỉ: 250mg (tương đương với 1000 mg dược liệu khô) Chiết xuất Quả bách xù: 66,7mg (tương đương với 667 mg dược liệu khô) Chiết xuất Cây tầm ma: 166,7mg (tương đương với 667mg dược liệu khô) Thời hạn sử dụng:3 năm kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên nhãn sản phẩm Công dụng:Hỗ trợ bổ thận, tăng cường chức năng thận Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm Đối tượng sử dụng:Người trưởng thành Cách dùng:Người lớn uống 2 viên/ lần, 2 lần/ 1 ngày cùng bữa ăn hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế Xuất xứ: Australia Chi tiết xem tại: Viên bổ thận Vitatree |