Tầm soát tim mạch và những thông tin nhất định phải biết

Ngày đăng: 20-02-2025

Bệnh tim mạch hiện nay không còn quá đáng sợ nhờ sự phát triển của y học thế giới về thuốc điều trị, phương pháp khám chữa bệnh. Tuy nhiên, thành công này một phần nhờ vào quá trình tầm soát tim mạch từ sớm để có thể nhanh chóng phát hiện và có những biện pháp khám chữa phù hợp cho từng đối tượng.   

20250220_0e6SvFe5.png

Tầm soát tim mạch là gì?  

Tầm soát tim mạch được hiểu là một quy trình kiểm tra sức khỏe toàn diện bằng các thiết bị máy móc, xét nghiệm, chuẩn đoán hình ảnh với các chuyên gia y tế nhằm đưa ra những đánh giá cụ thể.  

tầm soát tim mạch

Tầm soát tim mạch ngày càng cần thiết khi độ tuổi mắc bệnh tim ngày càng trẻ hóa

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, sau khi được khám lâm sàng tổng quát như đo huyết áp, nhịp tim, nghe tim phổi... Bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định một số xét nghiệm và kiểm tra cụ thể như điện tâm đồ ECG, siêu âm tim, chụp X-Quang tim, xét nghiệm máu về đường huyết, mỡ máu, men tim....  

Để có thông tin cụ thế và quy trình tầm soát tim mạch, bạn cần đăng ký thăm khám và kiểm tra ở những cơ sở chuyên khoa uy tín tại địa phương nơi bản thân sinh sống hoặc các bệnh viện lớn.  

>>> Xem thêm: Cải thiện sức khỏe tim mạch đúng cách mỗi ngày cùng Vitatree 

Các cơ sở tầm soát tim mạch uy tín:  

Đối với các cơ sở tại địa phương, bạn có thể lựa chọn thăm khám tại các trung tâm y tế, phòng khám chuyên khoa tim mạch hoặc bệnh viện gần nhà để thực hiện tầm soát tim mạch. Điều này giúp bạn tránh việc chờ đợi quá lâu, chi phí đắt đỏ và các áp lực cho y tế các tuyến đầu.  

cở sở tầm soát tim mạch uy tín

Lựa chọn tầm soát tim mạch tại các cơ sở uy tín trong lĩnh vực

Bên cạnh đấy, bạn có thể lựa chọn thực hiện việc tầm soát tim mạch tại các bệnh viện đa khoa, viện tim mạch, hoặc các bệnh viện quốc tế nếu có các vấn đề khi tầm soát ở tuyến dưới. Để đảm bảo có những lựa chọn phù hợp cho bản thân và phát hiện sớm các bệnh lý tim mạch (nếu có), một số cơ sở khám chữa bệnh được gợi ý như:  

  1. Hà Nội:  
  • Bệnh viện tim Hà Nội.  
  • Trung tâm tim mạch lồng ngực Bệnh viện Việt Đức.  
  • Trung tâm tim mạch Bệnh viện E.  
  • Viện tim mạch Bệnh viện Bạch Mai.  
  • Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.  
  • Viện tim mạch Bệnh viện 108.  
  • Viện Tim Mạch Trung Ương  
  • Bệnh viện quốc tế Vinmec  

       2. Thành phố Hồ chí Minh  

  • Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
  • Viện Tim TP. HCM
  • Bệnh viện Nhân Dân 115  
  • Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1  
  • Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Bệnh viện Quốc tế Vinmec  

Độ tuổi nên thực hiện tầm soát tim mạch?  

Hiện nay, bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa hơn, cũng như một số người mắc bệnh từ bẩm sinh. Chính vì vậy bất kỳ ai cũng nên tầm soát tim mạch, đặc biệt 4 nhóm đối tượng sau cần chú ý:

20250220_2guHdsXX.png

Sau 30 tuổi cần thực hiện tầm soát tim mạch nếu có các dấu hiệu báo động

  • Nhóm 1: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch

Di truyền là yếu tố đầu tiên được cân nhắc đối với những đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch.  Nếu trong gia đình bạn có người thân (cha mẹ, anh chị em...) mắc bệnh tim mạch, bạn nên bắt đầu tầm soát tim mạch sớm hơn so với người bình thường, có thể là từ 30 tuổi.

  • Nhóm 2: Trẻ em  

Một số trẻ bẩm sinh đã xuất hiện các các dấu hiệu bất thường về tim, động mạch ngay từ trong bụng mẹ tại mốc sàng lọc từ tuần 30 – 32 qua biện pháp siêu âm. Vì vậy, khi trẻ được sinh ra cần thực hiện các biện pháp tầm soát tim mạch để có những phác đồ điều trị và phương pháp can thiệp kịp thời.

Bên cạnh đấy, nếu trẻ có các triệu chứng như khó thở, tim đập nhanh, mệt mỏi... hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim bẩm sinh, bạn nên đưa trẻ đi khám tim mạch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

  • Nhóm 3: Nhóm người trưởng thành từ 30 tuổi trở lên

Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch gia tăng theo độ tuổi và ngày càng trẻ hóa tại Việt Nam, nguyên nhân có thể đến từ các thói quen không tốt cho sức khỏe về ăn uống, không rèn luyện mỗi ngày, hút thuốc và các áp lực cuộc sống.  

Trong nhóm độ tuổi này các dấu hiệu cao huyết áp, cholesterol cao, tiểu đường cũng có thể bắt đầu xuất hiện. Thực hiện các bước tầm soát tim mạch từ sớm không chỉ giúp phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý tim mạch, mà còn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

>>> Xem thêm: Tháo gỡ những khó khăn tuổi xế cùng lựa chọn phù hợp cho sức khỏe tim mạch

  • Nhóm 4: Nhóm người có các yếu tố nguy cơ

- Huyết áp cao

-Cholesterol cao

-Tiểu đường

-Béo phì

-Hút thuốc

-Ít vận động

Cùng kiểm tra nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ trên, bạn nên tầm soát tim mạch thường xuyên hơn để theo dõi sức khỏe tim mạch và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

  • Lưu ý được nhiều chuyên gia tim mạch tư vấn trước khi bạn quyết định thực hiện tầm soát:
  • Hãy chủ động tầm soát tim mạch định kỳ để bảo vệ sức khỏe trái tim của bạn.
  • Tần suất tầm soát tim mạch phụ thuộc vào độ tuổi, yếu tố nguy cơ và tiền sử bệnh lý của bạn.
  • Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và lên kế hoạch tầm soát phù hợp. 

>>>  Xem thêm: Kiểm soát các dấu hiệu tim mạch từ sớm với những giải pháp toàn diện cho sức khỏe

Quy trình tầm soát tim mạch phổ biến nhất hiện nay: 

20250220_NZTgfRvG.png

Tầm soát tim mạch cần được thực hiện ở những cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị

Chi phí tầm soát tim mạch phụ thuộc vào cơ sở khám chữa bệnh ban đầu, gói dịch vụ, cũng như công nghệ và phương pháp chẩn đoán được sử dụng. Tuy nhiên quy trình cơ bản của gói tầm soát tim mạch phổ biến nhất hiện nay thường có 5 bước mà Vitatree sẽ tổng hợp dưới đây: 

Bước 1: Khám tổng quát và đánh giá các yêu tố nguy cơ: 

Đây là bước đầu tiên trong tất cả các quy trình khám bệnh tại bất kỳ một cơ sở khám chữa bệnh để có đánh giá toàn diện về tình trạng cơ thể cũng như bệnh lý của người bệnh. Bác sĩ sẽ thăm khám, thu thập các thông tin về tiền sử bệnh tim mạch trong gia đình.

Bên cạnh đấy, các chuyên gia y tế sẽ đánh giá các yếu tố nguy cơ như huyết áp, chỉ số BMI, mức độ vận động, thói quen ăn uống, hay tình trạng các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, tình chất công việc,…

Bước 2. Kiểm tra lâm sàng:

Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ để khám và đánh giá sơ bộ ban đầu bằng cách nghe tim bằng ống nghe để phát hiện nhịp tim bất thường, đo huyết áp, đánh giá các dấu hiệu suy tim như phù chân, khó thở, mệt mỏi cơ thể.

Sau khi bước kiểm tra này được hoàn tất, các chỉ định chụp chiếu, siêu âm và xét nghiệm sẽ được bác sĩ đưa ra để đánh giá đúng và chuẩn xác các giai đoạn bệnh lý tim mạch của người bệnh.

Bước 3. Thực hiện các xét nghiệm cần thiết:

Tại bước này, người thăm khám sẽ được đánh giá chi tiết hơn về hình ảnh siêu âm và các xét nghiệm liên quan có thể kể đến như:

20250220_xH1vf3xN.png

Đo huyết áp là bước đầu tiền và quan trọng khi tầm soát tim mạch

  • Điện tâm đồ (ECG): Giúp ghi lại các hoạt động của tim từ đó có thể phát hiện được các dấu hiệu ban đầu của rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim,…
  • Siêu âm tim: Đây là quy trình giúp các bác sĩ có thể đánh giá được các cấu trúc, chức năng của tim và van tim xem có bất thường nếu có
  • Xét nghiệm máu: Đây là một xét nghiệm quan trọng giúp kiểm tra cholesterol, đường huyết, chỉ số men tim để đánh giá nguy cơ tim mạch

Bước 4: Kiểm tra chuyên sâu (nếu cần)

Đây là bước cần thiết nếu các kết quả của bước 3 có các dấu hiệu bất thường, khi đó các chuyên gia y tế và bác sĩ sẽ có thêm các chỉ định cụ thể cho người thăm khám như: 

  • Chụp X-quang tim phổi: Kiểm tra kích thước tim, dấu hiệu suy tim.
  • Chụp CT mạch vành: Đánh giá mức độ xơ vữa động mạch.
  • Holter điện tim 24h: Theo dõi nhịp tim liên tục để phát hiện bất thường.

Bước 5: Tư vấn kết quả & Hướng dẫn theo dõi

Khi bạn đã hoàn tất các xét nghiệm và thăm khám, đây là bước cuối cùng trong quy trình tầm soát tim mạch để bác sĩ có thể đọc kết quả và đưa ra các định hướng điều trị phù hợp. Có một số các công việc trong bước này có thể kể đến như: 

  • Bác sĩ phân tích kết quả và tư vấn phương pháp chăm sóc tim mạch.
  • Đưa ra hướng dẫn về chế độ ăn uống, tập luyện và điều trị nếu cần.

Tầm soát tim mạch là bước quan trọng giúp phát hiện sớm các nguy cơ về tim mạch, bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống. Dù bạn ở độ tuổi nào, việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp bạn an tâm hơn về tình trạng tim mạch của mình. Hãy chủ động đặt lịch tầm soát để bảo vệ trái tim của bạn ngay hôm nay! 

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ
ULTRA CO Q10 MAX 150MG CAPSULES

                           - Hỗ trợ chống oxy hoá

                           - Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch

                           - Uống 1 viên/ngày

                           - Hàm lượng Coenzyme Q10 - 150mg

20250220_kFjDLUO1.png
  • Thành phần cấu tạo:  Trong 1 viên nang mềm chứa:  Ubidecarenone (Coenzyme Q10): 150mg  
  • Đối tượng sử dụng:  Người trưởng thành 
  • Hướng dẫn sử dụng:  Người trưởng thành:  Uống 1 viên/ ngày hoặc theo hướng dẫn của chuyên gia chăm sóc sức khoẻ của bạn.  
  • Cảnh báo về sức khỏe:  Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 

-Không sử dụng cho người mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.  

-Người đang sử dụng thuốc, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người đang sử dụng thuốc huyết áp, thuốc làm loãng máu tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế/ bác sĩ trước khi dùng. 

-Không dùng thuốc warfarin mà không có lời khuyên y tế. 

-Không sử dụng nếu con tem dưới nắp bị hỏng.  

  • Hạn sử dụng:  3 năm kể từ ngày sản xuất. Ngày sản xuất và hạn sử dụng được in trên bao bì sản phẩm.  
  • Bảo quản: Bảo quản dưới 25 độ C. Bảo quản nơi khô mát, tránh ánh sáng trực tiếp.  
  • Quy cách: Hộp 01 lọ 60 viên nang mềm  Khối lượng trung bình: 840mg/ viên = 10% (bao gồm vỏ nang)  
  • Xuất xứ: Úc  

- Sản xuất tại: Ferngrove Pharmaceuticals Australia Pty Ltd  

-Địa chỉ: 5 Ferngrove Place, SOUTH GRANVILLE, NSW 2142 Australia  

  • Thương nhân nhập khẩu, công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm:  

CÔNG TY TNHH BPURE VIỆT NAM  

Địa chỉ: Sổ nhà 34, Ngõ 155 Phổ Nguyễn Khang, Phường Yên Hoà, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.