Tim đập nhanh có thể là dấu hiệu của những thay đổi trong cơ thể hoặc một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy tim đập nhanh do đâu hãy cùng Vitatree tìm hiểu ngay sau đây!

Nguyên nhân tim đập nhanh do đâu?
Tim đập nhanh còn được biết đến như một biểu hiện của việc nhịp tim có những bất thường về tốc độ nhịp đập nhanh và không đồng đều. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, bao gồm:

Tim đập nhanh là biểu hiện của dấu hiệu tim mạch cần được chú ý
Nguyên nhân sinh lý
Tim có thể đập nhanh trong một vài trường hợp do những yếu tố tác động bên ngoài và bên trong cơ thể như:

Tập luyện cường độ cao cũng là một trong số những nguyên nhân gây nhịp tim bất thường
- Hoạt động thể chất: Khi cơ thể trải qua quá trình tập luyện cường độ cao hoặc làm việc nặng khiến tim phải bơm máu nhanh hơn để cung cấp oxy cho cơ thể.
- Căng thẳng, lo âu: Hệ thần kinh giao cảm bị kích thích khi căng thẳng làm tăng nhịp tim.
- Sử dụng chất kích thích: Caffeine, rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác có thể làm tăng nhịp tim do ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tim mạch.
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng
Các khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động ổn định của cơ thể và đặc biệt là quá trình bơm máu của cơ tim. Khi thiếu hụt một số vi chất quan trọng, nhịp tim có thể bị ảnh hưởng:
- Thiếu Kali: Kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì điện thế màng tế bào tim. Sự thiếu hụt kali có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, gây đánh trống ngực, hồi hộp.
- Thiếu magie: Magie hỗ trợ giãn cơ tim và điều hòa xung điện tim mạch. Thiếu magie có thể làm tăng nguy cơ co thắt mạch máu và nhịp tim bất thường.
- Mất nước: Nước chiếm đến khoảng 50% lượng máu toàn phần, khoảng 90-92% tỷ lệ trong huyết tương giúp vận chuyển các tế bào máu, hormone, chất dinh dưỡng và chất thải trong cơ thể. Khi cơ thể mất nước, thiếu hụt nước thể tích huyết tương sẽ giảm kéo theo đó là các áp lực lên hệ tim mạch. Điều này khiến tim phải hoạt động mạnh hơn để duy trì cung cấp oxy và dưỡng chất.
Bệnh lý tim mạch

Bệnh lý tim mạch cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tim
Trong trường hợp nếu tình trạng tim đập nhanh kéo dài khi một trong số những nguyên nhân được cải thiện, có thể đây là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch nghiêm trọng như:
- Rối loạn nhịp tim: Các vấn đề như rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất có thể khiến tim đập không đều hoặc nhanh bất thường.
- Suy tim: Khi tim không bơm máu hiệu quả, nó phải hoạt động nhiều hơn, dẫn đến nhịp tim nhanh.
- Hẹp động mạch vành: Khi mạch máu bị thu hẹp, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu qua các động mạch bị tắc nghẽn.
Bệnh lý khác gây tim đập nhanh
Ngoài các bệnh lý tim mạch, một số tình trạng sức khỏe khác cũng có thể dẫn đến tim đập nhanh:
- Cường giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức khiến tim đập nhanh bất thường.
- Sốt cao: Khi cơ thể bị sốt, tim đập nhanh hơn để duy trì nhiệt độ và tuần hoàn.
- Thiếu máu: Thiếu hồng cầu làm giảm lượng oxy đến các cơ quan, khiến tim phải đập nhanh để bù đắp.
Các cách ổn định nhịp tim
Việc xác định và khắc phục những yếu tố gây nhịp tim đập nhanh không chỉ giúp tim hoạt động ổn định mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể. Một số phương pháp hỗ trợ ổn định nhịp tim được gợi ý như:
Loại bỏ nguyên nhân bên ngoài:
Nhịp tim nhanh có thể xuất phát từ nhiều yếu tố bên ngoài. Việc kiểm soát những yếu tố này sẽ giúp duy trì nhịp tim ổn định và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
- Ngủ đủ giấc: Ngủ không đủ giấc ảnh hưởng đến qua trình hoạt động và phục hồi của hệ thần kinh cũng như tim mạch, đây là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim. Vì vậy, cơ thể cần thời gian ngủ đảm bảo từ 7-8 giờ mỗi đêm, hạn chế thiết bị điện tử trước khi ngủ để tránh rối loạn nhịp sinh học.
- Kiểm soát căng thẳng, lo âu: Để kiểm soát các áp lực, giảm stress có một số hoạt động thường được đề xuất có tác dụng với tim và cảm xúc cơ thể ngay lập tức như: hít thở sâu, thiền và yoga giúp điều hòa hệ thần kinh và ổn định nhịp tim, dành thời gian thư giãn mỗi ngày để giảm tải áp lực.
- Bổ sung nước đầy đủ: Khi cơ thể thiếu nước, máu trở nên đặc hơn, tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu, dẫn đến nhịp tim nhanh. Hãy uống đủ 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày để duy trì tuần hoàn máu ổn định.
- Hạn chế chất kích thích: Dần dần hạn chế và từ bỏ các thói quen ăn uống thiếu lành mạnh như sử dụng caffeine, rượu bia và thuốc lá kích thích hệ tim mạch, khiến tim đập nhanh hơn. Hạn chế hoặc loại bỏ các chất này sẽ giúp nhịp tim trở lại trạng thái bình thường và tốt cho sức khỏe toàn diện
>>> Xem thêm: Cải thiện sức khỏe tim mạch đúng cách mỗi ngày cùng Vitatree
Bổ sung dưỡng chất thiết yếu để duy trì nhịp tim đập ổn định:
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định nhịp tim và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu sẽ giúp tim hoạt động hiệu quả, giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim và hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể để có năng lượng giúp tim hoạt động hiệu quả
Kali là khoáng chất quan trọng giúp duy trì sự cân bằng điện giải và hỗ trợ tim đập nhịp nhàng. Để đảm bảo lượng kali cần thiết, bạn có thể bổ sung thông qua các thực phẩm như chuối, khoai lang, bơ, rau xanh, nước dừa và đậu lăng.
Magie bị giảm sút hoặc thiếu hụt trong cơ thể con người có thể làm tăng nguy cơ nhịp tim nhanh, co thắt mạch máu và làm tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Các thực phẩm giàu magie bao gồm hạnh nhân, hạt điều, ngũ cốc nguyên hạt, rau bina, bơ và socola đen.
Vitamin nhóm B, đặc biệt là B1, B6 và B12, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thần kinh và hỗ trợ sản xuất hồng cầu. Những dưỡng chất này giúp cải thiện lưu thông máu, giảm áp lực lên tim và duy trì nhịp tim ổn định. Bạn có thể bổ sung vitamin nhóm B từ thực phẩm như cá hồi, thịt gà, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
Axit béo Omega-3 bổ sung thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim, ngăn ngừa bệnh tim mạch và cải thiện chức năng tim. Các thực phẩm giàu Omega-3 bao gồm cá hồi, cá thu, hạt chia, dầu hạt lanh và quả óc chó.
Bên cạnh việc bổ sung các dưỡng chất trên, CoQ10 gần đây cũng được biết đến như một hoạt chất quan trọng giúp bảo vệ và tăng cường sức khỏe tim mạch. CoQ10 có mặt nhiều nhất trong tim, nơi đòi hỏi năng lượng liên tục để duy trì hoạt động co bóp.

CoQ10 là một hoạt chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe tim mạch
Lợi ích của CoQ10 đối với tim mạch có thể kể đến như: hỗ trợ sản xuất năng lượng cho cơ tim, chống oxy hóa, bảo vệ tế bào tim, ổn định huyết áp, cải thiện nhịp tim, tăng cường sức khỏe mạch máu. CoQ10 có thể được bổ sung thông qua các thực phẩm tự nhiên như cá hồi, cá ngừ, thịt bò, gan động vật, dầu ô liu, các loại hạt (hạnh nhân, óc chó) và rau xanh (bông cải xanh, cải bó xôi).
Tuy nhiên, hàm lượng CoQ10 trong thực phẩm không cao, vì vậy việc sử dụng thực phẩm bổ sung có chứa CoQ10 là một giải pháp hữu ích để đảm bảo cung cấp đủ lượng cần thiết cho cơ thể.
>>> Xem thêm: Coenzyme Q10 dưỡng chất “vàng” cho sức khỏe tim mạch hiện đại
Hơn hết, bạn cũng nên duy trì lối sống lành mạnh, tập luyện thường xuyên và kiểm tra sức khỏe định kỳ để đảm bảo hệ tim mạch luôn hoạt động ổn định. Một trái tim khỏe mạnh không chỉ giúp bạn sống lâu hơn mà còn mang đến chất lượng cuộc sống tốt hơn mỗi ngày. Hãy theo dõi cơ thể và điều chỉnh lối sống để bảo vệ trái tim khỏe mạnh!
Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ - Hỗ trợ chống oxy hoá - Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch - Uống 1 viên/ngày - Hàm lượng Coenzyme Q10 - 150mg ![]()
-Không sử dụng cho người mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm. -Người đang sử dụng thuốc, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người đang sử dụng thuốc huyết áp, thuốc làm loãng máu tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế/ bác sĩ trước khi dùng. -Không dùng thuốc warfarin mà không có lời khuyên y tế. -Không sử dụng nếu con tem dưới nắp bị hỏng.
- Sản xuất tại: Ferngrove Pharmaceuticals Australia Pty Ltd -Địa chỉ: 5 Ferngrove Place, SOUTH GRANVILLE, NSW 2142 Australia
|